Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động sẽ được yêu cầu làm báo cáo thử việc để có thể tự đánh giá lại quá trình thử việc của bản thân. Người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào báo cáo thử việc này để quyết định có ký kết hợp đồng lao động hay không. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Mẫu báo cáo thử việc, hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc.
1. Nội dung cần có trong báo cáo thử việc
Báo cáo thử việc do người lao động thực hiện khi kết thúc thời gian thử việc và sẽ gửi cho người sử dụng lao động để nhận xét, đánh giá.
Mục đích của báo cáo thử việc nhằm để người lao động tự đánh giá lại quá trình thử việc của bản thân, những điều làm được và chưa làm được,... trong suốt thời gian thử việc.
Qua báo cáo thử việc, người sử dụng lao động có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá khả năng, mức độ phù hợp của người lao động với công việc và đưa ra quyết định có ký hợp đồng lao động hay không.
Các nội dung cần có trong báo cáo thử việc bao gồm:
- Kính gửi: Tên công ty, doanh nghiệp, cơ quan nơi người lao động thử việc;
- Các thông tin cá nhân của người lao động làm báo cáo bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, thời gian thử việc, vị trí, chức vụ, người hướng dẫn/quản lý.
- Phần báo cáo kết quả thử việc:
+ Công việc được giao;
+ Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc;
+ Kết quả đạt được.
- Phần tự nhận xét quá trình thử việc của người lao động.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn/quản lý;
- Chữ ký của người lao động viết báo cáo và người hướng dẫn/quản lý.
2. Một số mẫu báo cáo thử việc
2.1. Mẫu số 01
2.2. Mẫu số 02
3. Hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc
Báo cáo thử việc là bản báo cáo quá trình thử việc của người lao động đồng thời cũng là một căn cứ quan trọng để người sử dụng lao động đi tới quyết định ký kết hợp đồng lao động.
Do vậy khi viết báo cáo thử việc, người lao động cần viết một cách trung thực, đánh giá đúng khả năng hoàn thành công việc của bản thân. Báo cáo thử việc cần viết ngắn gọn, trình bày khoa học nhưng vẫn phải đầy đủ những nội dung chính.
Cụ thể cách viết như sau:
- Phần mở đầu: Phần này tương đối đơn giản, người làm báo cáo chỉ cần điền các thông tin theo yêu cầu trong báo cáo, các thông tin cá nhân phải chính xác và trùng khớp với các giấy tờ tùy thân.
- Phần nội dung:
Cần viết một cách chân thực và đầy đủ các công việc được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao trong quá trình thử việc, trong đó ghi rõ: Công việc đã hoàn thành và kết quả hoàn thành như thế nào? Công việc nào còn chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?...
Trường hợp được giao tương đối nhiều việc thì nên sử dụng bảng kê để báo cáo công việc. Việc liệt kê công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, cũng như hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ giúp người lao động ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
- Phần tự đánh giá và mong muốn của bản thân: Ở phần này, người lao động cần thể hiện rõ năng lực, trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, đồng thời liệt kê những thế mạnh, ưu điểm của bản thân. Bên cạnh đó, trung thực ghi nhận những điểm còn yếu kém và đưa ra giải pháp để hoàn thiện bản thân.
Cuối cùng, người lao động đề xuất nguyện vọng của bản thân dựa trên những khó khăn trong quá trình làm việc, việc đề xuất phải thực tế và hợp lý.
4. Lưu ý quan trọng về thời gian thử việc
- Thời gian thử việc: Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:
+ Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
+ Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên...
Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.
- Mức lương thử việc: Theo Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.
- Quyền lợi được hưởng trong thời gian thử việc: Người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các chế độ sau: Chế độ nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm theo quy định pháp luật; chế độ hưởng bảo hiểm xã hội.
- Chấm dứt hợp đồng thử việc: Trong thời gian thử việc, nếu không phù hợp với công việc và môi trường làm việc, các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Mẫu báo cáo thử việc, hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận