Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn biện pháp giải thể để chấm dứt hoạt động kinh doanh vì không đủ khả năng tồn tại trong thị trường doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Pháp luật hiện hành quy định thủ tục thành lập khác đơn giản trong khi đó thủ tục giải thể lại tương đối phức tạp bởi được quy định rải rác tại rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: đăng ký doanh nghiệp, thuế, bảo hiểm, công an,…; và để thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện một loạt thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp và với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Vậy Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Những hiểu biết sơ bộ về Báo cáo tài chính
Thông thường, để ra một quyết định đầu tư giá trị, hoặc nếu là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ muốn biết rất nhiều thông tin về doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua việc nghiên cứu những bình luận hay bài phân tích thị trường thì các kiến thức đó sẽ không thể làm hài lòng bạn với một cái nhìn tổng quan như Báo cáo tài chính cung cấp.
Báo cáo tài chính (BCTC) là hình thức văn bản thể hiện kết quả hoạt động SXKD hàng quý, hàng năm của một công ty. Theo thời gian quy định, các công ty sẽ được yêu cầu nộp BCTC lên Ủy ban Chứng khoán nhà nước SSC. Bạn có thể tải về và đọc chúng tại website của SSC hoặc website của chính các doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán, BCTC gồm 04 mẫu biểu:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Mới đây, cơ quan thuế yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần nộp thêm một mẫu biểu là: Bảng cân đối số phát sinh. Các kế toán viên đều rất coi trọng mẫu biểu này, nó cũng là một mẫu biểu không thể thiếu trong BCTC đối với kế toán.
Các chỉ tiêu trên BCTC đã được chuẩn hoá theo những chuẩn mực và quy định chung, để người đọc có thể nắm được bao quát Báo cáo tài chính từng công ty. Tuy vậy, để đọc được BCTC, bạn phải có một kiến thức cơ bản về tài chính và kế toán doanh nghiệp. Tuỳ vào mục đích, yêu cầu và sự quan tâm của người đọc cũng như hiểu biết về công ty đó mà người đọc có thể quan tâm tới từng mẫu biểu cụ thể của BCTC.
1.1 Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT)
Bảng cân đối kế toán là một BCTC thể hiển tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (là cuối quý hoặc cuối năm).
Cấu trúc nội dung của BCĐKT thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Những chỉ tiêu này được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng tiêu chí cụ thể; được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu theo số đầu năm, số cuối kỳ.
1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD)
Báo cáo kết quả kinh doanh là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCKQKD thể hiện chi tiết thực trạng hoạt động kinh doanh lãi/ lỗ của doanh nghiệp.
Báo cáo này được lập dựa trên tính cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Dưới đây là minh họa về BCKQKD với những nội dung cơ bản được thể hiện.
Nhìn vào báo cáo, với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận, tăng chi phí, so với kỳ trước, người đọc có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về khả năng sinh lời từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ của các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận cấu thành lên kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một BCTC cung cấp thông tin những nghiệp vụ kinh tế gây ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp.
BCLCTT vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những thông tin, đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của doanh nghiệp. Nó diễn giải ra mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo. Báo cáo này được lập trên cơ sở doanh nghiệp cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo.
1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC)
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động SXKD, thực trạng tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ báo cáo, khi mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày chi tiết được.
Bên cạnh đó, TMBCTC cũng được dùng để giải trình những chính sách kế toán được dùng trong kỳ báo cáo, các vấn đề đặc biệt có trong kỳ kế toán và sự kiện xảy ra sau khi đã khoá sổ kế toán.
1.5. Bảng cân đối số phát sinh (BCĐSPS)
Bảng cân đối số phát sinh là bảng tổng hợp số dư đầu kỳ và cuối kỳ trong một kỳ kế toán, gồm các loại tài khoản sau: tài sản gồm TSNH và TSDH; nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu).
BCĐSPS thường hữu ích cho các kế toán, được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sự chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, và tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn.
Cuối kỳ trước khi lập BCTC, để bảo đảm sự đáng tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên BCĐKT và BCKQKD, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã ghi chép, tính toán trong kỳ. Lập BCĐSPS để đối chiếu số phát sinh và tổng hợp số liệu chi tiết là phương pháp kiểm tra thường dùng.
2. Lưu ý gì khi lập báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp?
- Trong hồ sơ khai quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp cần có báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, hoặc báo cáo tài chính năm.
- Ngoài ra, cần có con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo giải thể doanh nghiệp.
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.
- Báo cáo tài sản doanh nghiệp
- Kể từ khi gửi quyết định giải thể đến cơ quan ban ngành có liên quan, doanh nghiệp không cần làm hồ sơ khai thuế hoặc báo cáo tài chính tính.
Trên đây là Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận