Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp

Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhân viên, các bộ trong doanh nghiệp cần phải được tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định. Vậy doanh nghiệp có cần báo cáo về công tác phòng cháy chữa cháy không? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp.

Banner Website Pccc 4502

Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp

1. Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp là gì?

Báo cáo định kỳ công tác làm việc PCCC tại đơn vị chức năng hay còn gọi là báo cáo hiệu quả thực thi phòng cháy, chữa cháy tại đơn vị chức năng. Đây là mẫu báo cáo công tác làm việc phòng cháy chữa cháy định kỳ 6 tháng, 1 năm tại những đơn vị chức năng .

2. Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp dùng để làm gì?

Mẫu báo cáo công tác làm việc PCCC tại đơn vị chức năng dùng để doanh nghiệp làm báo cáo, ghi rõ công tác làm việc về phòng cháy và chữa cháy, những hiệu quả đạt được về công tác làm việc PCCC trong 6 tháng hoặc 1 năm qua để gửi cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và lưu trữ tại văn phòng.

Báo cáo công tác làm việc PCCC tại đơn vị chức năng là một trong những tài liệu bắt buộc của bộ hồ sơ pháp lý, doanh nghiệp cần phải lập và lưu trữ trong công tác làm việc quản trị, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp.

3. Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp

mau-bao-cao-dinh-ky-ve-cong-tac-pccc

Mẫu báo cáo công tác PCCC tại đơn vị file Word | Educationuk-vietnam.org - Educationuk-vietnam.org

4. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

i) Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

ii) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở;

iii) Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;

iv) Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân;

v) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở.

Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Khi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không còn giá trị sử dụng. Trường hợp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hỏng; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó phải làm văn bản đề nghị gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp giấy xác nhận trước đó để cấp lại hoặc đổi giấy xác nhận mới.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được xác nhận và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Sau 36 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu doanh nghiệp, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.

5. Các câu hỏi thường gặp

Mẫu báo cáo định kỳ công tác PCCC được lập bao lâu 1 lần?

Đây là mẫu báo cáo công tác làm việc phòng cháy chữa cháy được lập định kỳ 6 tháng, 1 năm.

Báo cáo định kỳ về công tác PCCC có bắt buộc không? 

Có. Đây là một trong những tài liệu bắt buộc của bộ hồ sơ pháp lý, doanh nghiệp cần phải lập và lưu trữ nội bộ.

Mẫu báo cáo công tác PCCC tại đơn vị gồm những thông tin gì?

  • Quốc hiệu tiêu ngữ
  • Tên của mẫu báo cáo
  • Tên đơn vị báo cáo
  • Căn cứ sự chỉ đạo về công tác PCCC của ….
  • Căn cứ tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ về công tác PCCC trong năm ……………..
  • Doanh nghiệp làm báo cáo nêu đặc điểm tình hình, những khó khăn và thuận lợi
  • Liệt kê những văn bản pháp luật có liên quan đến nghiệp vụ PCCC
  • Ghi rõ công tác chỉ đạo cụ thể đã thực hiện cho công tác về PCCC
  • Kết quả thực hiện của công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC, thực tập, huấn luyện PCCC, lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC
  • Những thiếu sót và biện pháp khắc phục trong thời gian tới
  • Đề xuất, kiến nghị

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy của Doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo