Báo Cáo Kết Luận Thanh Tra Xây Dựng Được Quy Định Thế Nào?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến quý bạn đọc về một vài thông tin liên quan đến quy định về Báo cáo kết luận thanh tra của Bộ xây dựng. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Báo Cáo Kết Luận Thanh Tra Xây Dựng Được Quy Định Thế Nào

Báo Cáo Kết Luận Thanh Tra Xây Dựng Được Quy Định Thế Nào?

1. Báo cáo kết quả về thanh tra xây dựng được quy định như thế nào?

Báo cáo kết quả về thanh tra xây dựng được quy định tại Tiểu Mục 1 Mục IV Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BXD-TTCP hướng dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng do Bộ Xây dựng -Thanh tra Chính phủ ban hành như sau:

Báo cáo kết quả thanh tra thanh tra xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Nêu rõ các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung thanh tra (nếu có), trong đó cần chỉ rõ vi phạm điều, khoản nào của văn bản pháp luật.

b) Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật; trách nhiệm của cá nhân và những người khác liên quan đến vi phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện thiệt hại về kinh tế thì phải kết luận rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan để xử lý bồi thường theo qui định của pháp luật.

c) Trong trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về xây dựng cần biểu dương và kiến nghị cấp có thẩm quyền động viên, khen thưởng kịp thời theo qui định của pháp luật.

2. Kết luận thanh tra phải có những nội dung gì? Ai là người có thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra?

Theo quy định của Luật thanh tra, thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra do người đã ra quyết định thanh tra thực hiện.

Cụ thể, Điều 50 Luật thanh tra quy định: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

- Kết luận về nội dung thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.

Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

Trên đây là một vài thông tin tư vấn về quy định liên quan đến Báo cáo kết luận thanh tra Bộ xây dựng mà chúng tôi muốn mang đến quý bạn đọc tìm hiểu. Hy vọng bài viết trên mang lại nhiều kiến thức bổ ích. Trân trọng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo