BÁO CÁO CỦA NHÀ THẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH?

Trong các dự án công trình xây dựng việc bảo đảm chất lượng công trình là yêu cầu vô cùng quan trọng để nhằm đảm bảo cho công trình khi được đưa vào khai thác sử dụng bảo đảm an toàn. Chính bởi vậy quy định nhà thầu cần báo cáo về chất lượng công trình trong quá trình thực hiện xây dựng công trình là rất cần thiết nhằm đảm bảo quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng đạt yêu cầu, hiệu quả. Vậy Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình là gì? Văn bản nào quy định về báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình? Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình thực hiện khi nào? Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình gồm những gì? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

BAO-CAO-CUA-NHA-THAU-VE-CHAT-LUONG-CONG-TRINH

BÁO CÁO CỦA NHÀ THẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH?

1. Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình là gì?

Trách nhiệm của nhà thầu về việc báo cáo chất lượng công trình được nhắc đến trong Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020; nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/08/2021 của Bộ xây dựng Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ. Tuy nhiên hiện hành chưa có quy định nào về khái niệm báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình là gì?

Trên cơ sở những quy định hiện hành có liên quan đến việc báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình và ý nghĩa Tiếng Việt có thể hiểu Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình là văn bản, tài liệu nhà thầu nộp theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền để trình bày về những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng , các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và hợp đồng xây dựng đã ký kết để thực hiện gói thầu xây lắp.

2. Văn bản nào quy định về báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình?

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh về việc báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình gồm:

  • Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020;
  • Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/08/2021 của Bộ xây dựng Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ

3. Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình thực hiện khi nào?

Theo Khoản 15 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng như sau:

“15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.”

Như vậy, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm báo cáo về chất lượng thi công xây dựng khi có quy định thời gian báo cáo này trong hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.

4. Báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình gồm những gì?

Việc báo cáo cùa nhà thầu sẽ cần đảm bảo đủ các văn bản cần thiết thuộc trách nhiệm cung cấp, báo cáo của nhà thầu để chủ đầu tư thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành, bao gồm:

  1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
  2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
  3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
  4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.
  6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
  7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
  8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.
  9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.
  10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:

a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;

b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;

c) An toàn môi trường;

d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;

đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;

g) Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;

h) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

  1. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
  2. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  3. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải đăng kết quả đấu thầu không?

Theo quy định pháp luật ết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Đồng thời theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm đăng tải về đấu thầu. Nếu như không đăng tải kết quả đấu thầu thì các đơn vị sẽ bị xử lý vi phạm.

Trúng đấu thầu trái quy định bị xử lý như thế nào?

Hiện nay pháp luật có nhiều biện pháp; cũng như hình thức xử lý đối với các trường hợp trúng thầu trái quy định. Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm; trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:
1. Cảnh cáo, phạt tiền;
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân; vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm;
4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu; còn bị xử lý theo quy định của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.

Không đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia có được coi là nhà thầu không?

Luật Đấu thầu hiện nay quy định. Chỉ có nhà thầu là tổ chức thì cần đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì mới có căn cứ để xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu còn nhà thầu là cá nhân thì không cần đăng ký.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về báo cáo của nhà thầu về chất lượng công trình theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo