Bảo lãnh ngân hàng (tiếng Anh: Bank guarantee) là một giao dịch thương mại đặc thù. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng) thực hiện. Vậy Bank guarantee là gì? [Cập nhật năm 2023]. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể.
Bank guarantee là gì? [Cập nhật năm 2023]
1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Bank guarantee.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 qui định: "Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận."
Có hai hình thức bảo lãnh ngân hàng chủ yếu được sử dụng trong các doanh nghiệp, đó là:
Bảo lãnh tài chính – Finance Guarantee. Các bảo lãnh này thường được phát hành thay cho các khoản tiền gửi bảo đảm. Một số hợp đồng có thể yêu cầu cam kết tài chính từ người mua như tiền đặt cọc. Trong những trường hợp như vậy, thay vì đặt cọc tiền, người mua có thể cung cấp cho người bán bảo lãnh tài chính của ngân hàng để đảm bảo người bán được bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng – Performance Guarantee. Những bảo đảm này được phát hành để thực hiện một hợp đồng hoặc một nghĩa vụ. Trong trường hợp vỡ hợp đồng thì người bị thiệt hại sẽ được ngân hàng giải quyết.
Để hiểu rõ hơn về Performance Guarantee là gì, hãy xem ví dụ sau. A ký hợp đồng với B để hoàn thành một dự án và hợp đồng được hỗ trợ bởi sự bảo lãnh của ngân hàng. Nếu A không hoàn thành dự án đúng thời hạn và không bồi thường thiệt hại cho B, B có thể yêu cầu ngân hàng bồi thường thiệt hại bằng bảo lãnh ngân hàng.
2. Một số quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Điều kiện đối với khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật.
- Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
- Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh
Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng kí thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải kí thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
- Các qui định pháp luật áp dụng;
- Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
- Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Phí bảo lãnh;
- Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Số hiệu, ngày kí, hiệu lực của thỏa thuận;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh.
Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không trái với qui định của pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ qui định của pháp luật. (Theo Thông tư 07/2015/TT-NHNN qui định về bảo lãnh ngân hàng).
3. Phí bảo lãnh ngân hàng
Nói chung, phí bảo lãnh ngân hàng dựa trên rủi ro mà ngân hàng đảm nhận trong mỗi giao dịch. Ví dụ, bảo lãnh tài chính thường chịu nhiều rủi ro hơn bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do đó, phí bão lãnh tài chính sẽ cao hơn phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tùy vào loại bảo lãnh, phí thường được tính là 0,75% giá trị bảo lãnh/quý hoặc 0,50% trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tính phí hồ sơ đăng ký, phí tài liệu và phí xử lý. Trong một số trường hợp, ngân hàng yêu cầu đảm bảo từ người nộp đơn, thường là 100% giá trị bảo lãnh. Trong một số trường hợp, tài sản đảm bảo thế chấp hoặc ký quỹ tiền mặt cũng có thể được ngân hàng phát hành chấp nhận.
4. Các câu hỏi liên quan thường gặp
4.1 Ưu và nhược điểm của bank guarantee
Ưu điểm của bank guarantee
Bảo lãnh ngân hàng làm giảm rủi ro tài chính liên quan đến giao dịch kinh doanh. Do rủi ro thấp, nó khuyến khích người bán / người thụ hưởng mở rộng kinh doanh của họ trên cơ sở tín dụng.
Các ngân hàng thường tính phí bảo lãnh thấp, điều này có lợi cho cả doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Khi các ngân hàng phân tích và xác nhận sự ổn định tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên và điều này sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh.
Hầu hết, bảo lãnh yêu cầu ít tài liệu hơn và được các ngân hàng xử lý nhanh chóng (nếu tất cả các tài liệu được nộp).
Nhược điểm của bank guarantee
Đôi khi, các ngân hàng quá cứng nhắc trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này làm cho quá trình phức tạp và tốn thời gian. Với sự đánh giá khắt khe của các ngân hàng, việc các doanh nghiệp thua lỗ được bảo lãnh ngân hàng là rất khó.
Đối với một số khoản bảo lãnh liên quan đến các giao dịch có giá trị lớn hoặc rủi ro cao, ngân hàng sẽ yêu cầu tài sản đảm bảo thế chấp để xử lý bảo lãnh.
4.2 Cách thức hoạt động của Bank Guarantee:
Người mua và người bán đồng ý về các điều khoản của hợp đồng. Người mua đồng ý thanh toán.
Người mua sau đó sẽ nộp đơn xin bảo lãnh từ ngân hàng của mình.
Ngân hàng của người mua phát hành bảo lãnh được yêu cầu dựa trên thông tin trong hợp đồng giữa người mua và người bán. Thư bảo lãnh ngân hàng sau đó được gửi cho người bán trực tiếp từ ngân hàng của người mua dưới dạng bản cứng qua bưu điện hoặc bản mềm qua thư điện tử.
Sau đó, giao dịch giữa người mua và người bán sẵn sàng bắt đầu.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Bank guarantee là gì? [Cập nhật năm 2023]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Bank guarantee là gì? [Cập nhật năm 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận