Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa được lập ra với mục đích gì? Có những mẫu bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa nào? Bài viết này Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa.
1. Mục đích của việc lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa.
Mục đích của việc lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa là dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, nhằm đối chiếu với số liệu Tài khoản 152, 153, 155, 156, 158 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái.
2. Mẫu bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa theo Thông tư 133.
Đơn vị:… Địa chỉ:… |
Mẫu số S07-DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) |
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Tài khoản:….
Tháng:… năm...
Người lập biểu (Ký, họ và tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ và tên) |
Ngày… tháng… năm… Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ và tên) |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
3. Mẫu bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa theo Thông tư 200.
Đơn vị:… Địa chỉ:… |
Mẫu số S11-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Tài khoản:….
Tháng:… năm...
Người lập biểu (Ký, họ và tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ và tên) |
Ngày… tháng… năm… Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ và tên) |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
4. Cách lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa.
Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được lập một bảng riêng. Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để lập.
- Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột B: Ghi tên, quy cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mỗi thứ ghi 1 dòng). - Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (Số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên Sổ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
- Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 3 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
- Cột 3: Giá trị xuất trong kỳ (Lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
- Cột 4: Giá trị tồn cuối kỳ (Lấy số liệu tồn cuối kỳ ở cột 7 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc trên Sổ Cái của các Tài khoản 152, 153, 155 và 156.
+ Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ.
+ Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ.
+ Số liệu cột 3: Đối chiếu với số phát sinh Có.
+ Số liệu cột 4: Đối chiếu với số dư cuối kỳ.
5. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.
Công ty Luật ACC, chúng tôi là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, kế toán, thuế,… uy tín hàng đầu Việt Nam. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm và hợp tác thành công với hàng trăm doanh nghiệp lớn và nhỏ. Cùng với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết với công việc và tận tâm với khách hàng. ACC cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất với chi phí hợp lý.
Hy vọng bài viết Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận