Quy định của pháp luật về tội phạm có tổ chức (cập nhật năm 2024)

 

Tội phạm có tổ chức hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến. Vậy sau đây mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Quy định của pháp luật về tội phạm có tổ chức (cập nhật năm 2023)

See the source image

Quy định của pháp luật về tội phạm có tổ chức (cập nhật năm 2023)

Phạm tội có tổ chức là gì?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thể hiện quy định của pháp luật về khái niệm phạm tội có tổ chức hiểu đơn giản là một hình thức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bởi một nhóm người, có sự liên kết, cấu kết chặt chẽ giữa nhiều người để thực hiện trót lọt một hành vi phạm tội, mang bản chất của hình thức đồng phạm.

Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự). Như vậy, phạm tội có tổ chức là một loại đồng phạm. Do phạm tội có tổ chức biểu hiện đầy đủ những dấu hiệu về mặt khách quan và mặt chủ quan giống như đồng phạm thông thường.

>> Xem thêm: Phạm tội có tổ chức là gì? (cập nhật 2021) (accgroup.vn)

Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt, do phạm tội có tổ chức ngoài việc có những dấu hiệu của đồng phạm thông thường thì đồng phạm có tổ chức còn có đặc điểm có sự cấu kết chặt chẽ. Sự câu kết chặt chẽ này vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan; vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm.

Mặt khách quan của tội phạm có tổ chức:

+ Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có phân công vai trò ( đồng phạm phức tạp) có kế hoạch phạm tội chi tiết, rõ ràng hoặc tuy không có kế hoạch nhưng mỗi người đảm nhiệm một phần nhất định và chịu trách nhiệm đối với phần việc của mình. Hay nói cách khác trong phạm tội có tổ chức, mỗi người được giao một nhiệm vụ cụ thể và tất cả họ cùng nhau liên kết lại thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm.

Mỗi thành viên có thể là người tổ chức, người điều hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tội phạm.Thường trong mọi trường hợp, vị trí của người tổ chức được đề cao, tách khỏi những người đồng phạm khác. Người tổ chức là người nghĩ ra và điều hành các hoạt động phạm tội nên tạo ra một sự thống nhất và tinh vi trong thực hiện tội phạm.

 

+ Tội phạm có tổ chức như đã nói trên là một hình thức đồng phạm mới mức độ phức tạp hơn, trong đó có sự phân công, phân hóa rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của từng người trong nhóm tội phạm. Quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được lên kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể, thậm chí còn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm che dấu hành vi vi phạm của mình hoặc cũng có thể hành vi gây án không có kế hoạch cụ thể nhưng vẫn được phân định rõ ràng mỗi người đảm nhiệm, chịu trách nhiệm một công việc nhất định. Thông qua việc phân công vai trò của từng người rồi xâu chuỗi, liên kết lại thành một kế hoạch phạm tội hoàn hảo, che dấu tội phạm.

>> Xem thêm: Tội phạm xuyên quốc gia là gì? (accgroup.vn)

+ Về mặt chủ thể tham gia: Nhóm tội phạm có tổ chức có thể được hình thành từ nhiều cá nhân, mỗi thành viên có thể là người đảm nhiệm vai trò tổ chức, người thực hiện điều hành, người giữ vai trò giúp sức hoặc người thực hành. Họ hỗ trợ, yểm trợ cho nhau, tạo cơ hội, tạo điều kiện về cả mặt không gian, thời gian, công cụ hỗ trợ,… cho nhau để có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách hoàn hảo nhất.

Trong quan hệ đồng phạm này, trách nhiệm của người tổ chức bao giờ cũng cao hơn, do vậy vị trí của người giữ vai trò tổ chức luôn được đề cao, thường nắm giữ quyền điều khiển những đồng phạm khác. Do vậy, khi truy cứu, khởi tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội có tổ chức, người tổ chức cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong nhóm người đồng phạm.

Mặt chủ quan của phạm tội có tổ chức:

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông mưu trước nhưng ở mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẫn tránh pháp luật, tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp hợp nhịp nhàng của những người tham gia. Trong quá trình phạm tội, từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, mỗi người phạm tội đều thể hiện thái độ thuần phục trước người tổ chức .

Sự thuần phục đó có thể là do kính nể, do sợ hãi hoặc do nội quy chặt chẽ, kỷ luật nghiêm khắc đối với những tên không tuân theo mệnh lệnh. Mặt khác trong ý thức chủ quan của mỗi người, mục đích phạm tội đã được hằn sâu, cho nên mỗi khi một ý tưởng phạm tội nhằm mục đích chung được nêu ra thì những thành viên khác đều chấp nhận nó, cùng nhau bàn bạc để đi đến phương cách thực hiện tốt nhất.

Trên cơ sở đó, khi đã bắt tay vào thực hiện tội phạm, mỗi người đều tìm cách hỗ trợ người khác và phục vụ cho hoạt động củ mình nhằm đạt được kết quả phạm tội như mong muốn. Đặc điểm này cho phép ta phân biệt phạm tội có tổ chức với hình thức đồng phạm có thông mưu trước.

+ Yếu tố chủ quan được xuất phát từ ý chí bên trong của nhóm người thực hiện hành vi, họ đã hoàn toàn thống nhất, đồng nhất được với nhau trong suốt quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Xuyên suốt quá trình gây án, họ chuẩn bị một cách kĩ càng, chặt chẽ, công phu từ khi mới bắt đầu lên kế hoạch, ý tưởng cho đến khi hoàn thành, kết thúc.

Họ có thể khéo léo, linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng trong các khâu tổ chức, gây án, kể cả những bằng chứng ngoại phạm để lẩn tránh sự tra hỏi, sự điều tra của công an, điều tra viên. Mỗi người trong nhóm đồng phạm đều có thể ý thức được hành vi của mình, có khả năng lường trước được hậu quả sẽ xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra theo kế hoạch, mục tiêu, động cơ ban đầu.

>> Xem thêm: Học thuyết về tội phạm - Những vấn đề cơ bản (accgroup.vn)

 

 

Theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì tại Điểm a Khoản 1 của Điều này, phạm tội có tổ chức là một tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với những người phạm tội so với mức án hình sự chính ban đầu. Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu vì bản chất của phạm tội có tổ chức đã mang những tính chất, yếu tố tinh vi, phức tạp hơn so với hành vi phạm tội của một cá nhân hoặc của nhóm người đồng phạm thông thường.

Tuy nhiên, riêng đối với các tội được quy định tại Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Điều 147 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Điều 232 Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Điều 317 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì phạm tội có tổ chức là một yếu tố mang tính chất định khung hình phạt.

Đối với trường hợp phạm tội có tổ chức thuộc những Điều này, thì những người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng theo khung hình phạt và đương nhiên khi xét xử Tòa án sẽ không đưa phạm tội có tổ chức thành một tình tiết tăng nặng để áp dụng đối với họ nữa.a

Đối với các hành vi phạm tội có tổ chức, các tình tiết thường phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đồng phạm với nhau nên gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra, xét xử. Có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng phải mất nhiều năm cơ quan điều tra mới có thể tìm ra được kẻ phạm tội.

Không những thế, khi tiến hành xét xử những vụ án có yếu tố phạm tội có tổ chức, các Tòa án cũng gặp không ít những khó khăn khi đưa ra các mức hình phạt đối với những người phạm tội có tổ chức, vì chủ thể thực hiện hành vi này bao gồm người giữ vai trò tổ chức, người thực hiện hành vi, người xúi giục và người giữ vai trò giúp sức.

Pháp luật không quy định cụ thể mức xử phạt riêng đối với từng người mà chỉ theo tính chất, mức độ, vai trò của từng người trong hành vi phạm tội có tổ chức. Người tổ chức thường là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm tội phạm vì người tổ chức giữ vai trò là người chủ mưu, người khởi xướng việc tội phạm, cầm đầu và chỉ huy, điều khiển những người còn lại thực hiện tội phạm.

Câu hỏi thường gặp

Những người tham gia vào tội phạm có tổ chức là ai?

  • Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc phạm tội.
  • Người xúi giục: là người xúi gục, kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác phạm tội.
  • Người giúp sức: là người tạo những điều kiện về vật chất hoặc tinh thần để giúp phạm tội.
  • Người thực hành: người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Tội phạm có tổ chức  là gì?

Tội phạm  tổ chức là hình thức đồng phạm có phân công vai trò (đồng phạm phức tạp) có kế hoạch phạm tội chi tiết, rõ ràng hoặc tuy không có kế hoạch nhưng mỗi người đảm nhiệm một phần nhất định và chịu trách nhiệm đối với phần việc của mình.

Đồng phạm là gì?

khoản 1, điều 17: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm".

Trên đây là thông tin: Quy định của pháp luật về tội phạm có tổ chức (cập nhật năm 2022)  được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Website: https://accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo