Hiện nay, các vấn đề về hóa đơn điện tử đang rất được mọi người quan tâm và chú trọng để đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho mình. Hóa đơn điện tử misa cũng chính là một trong những phần mềm hóa đơn điện tử phổ biến hiện nay. Vậy, bảng kê xuất hóa đơn trên misa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về bảng kê xuất hóa đơn trên misa.
Mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử trên Misa
1.Khái quát về hóa đơn điện tử
Trước khi tìm hiểu cách bảng kê xuất hóa đơn trên misa, chủ thể cần nắm được khái quát về hóa đơn điện tử.
Theo Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011.
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Nguyên tắc sử dụng
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là HĐĐT. HĐĐT có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong HĐĐT từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị HĐĐT.
Thông tin chứa trong HĐĐT có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
HĐĐT phải đáp ứng các nội dung sau
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
Chữ ký số điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
2.Phần mềm hóa đơn điện tử misa
Phần mềm hóa đơn điện tử misa cũng chính là vấn đề cần thiết khi tìm hiểu bảng kê xuất hóa đơn trên misa.
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice được phát triển bởi MISA – Đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp với 25 năm kinh nghiệm.
Phần mềm hóa đơn điện tử của MISA được chứng nhận kết nối thành công với Cơ quan thuế và đáp ứng đầy đủ toàn bộ nghiệp vụ theo yêu cầu về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 68/2019/TT-BTC,… Cục Thuế, Chi Cục Thuế trên khắp cả nước đã khuyến khích doanh nghiệp địa phương sử dụng hóa đơn điện tử MISA meInvoice vì tính an toàn, dễ sử dụng và những tiện ích vượt trội của phần mềm.
Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice cho phép tạo mẫu hóa đơn điện tử theo 2 cách:
Theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp (lưu lại dưới dạng .mrt)
Dựa trên mẫu do phần mềm cung cấp đáp ứng những thông tin cơ bản theo mẫu hóa đơn điện tử mà Tổng cục Thuế gợi ý sử dụng
Lưu ý: Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử
Sau khi khởi tạo xong mẫu hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành lập quyết định áp dụng hoá đơn điện tử. Quyết định này gồm các nội dung chủ yếu sau:
Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Trên phần mềm MISA meInvoice đã tự động sinh ra các trường thông tin cần bổ sung để doanh nghiệp chủ động điền và cho phép đính kèm các văn bản có liên quan để tiện tra cứu khi cần.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Tương tự như quyết định áp dụng HĐĐT ở trên thì thông báo phát hành hóa đơn điện tử cũng được hệ thống phần mềm hỗ trợ tạo lập theo mẫu quy định của cơ quan thuế. Người sử dụng chỉ cần tích chọn các loại hoá đơn sẽ được thông báo phát hành với cơ quan thuế. Đồng thời khai báo thông tin về số lượng hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng…
Sau khi khai báo đầy đủ thông tin, doanh nghiệp có thể in ra để phục vụ cho công tác Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
3.Bảng kê xuất hóa đơn trên misa
Bảng kê xuất hóa đơn trên misa cụ thể như sau:
Hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê không?
Hoá đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê, trong trường hợp sau: Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải ghi nhận nhiều hơn số dòng của hoá đơn, người bán lập thành nhiều hoá đơn hoặc “sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn” (theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Đối tượng sử dụng bảng kê kèm hoá đơn điện tử là ai?
Đối tượng sử dụng bảng kê kèm hoá đơn điện tử là những doanh nghiệp đang sử dụng hoá đơn điện tử theo nghị định 123, thông tư 78, cụ thể:
Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.”
– Theo điều 10, nghị định 123 quy định
Do vậy, việc sử dụng bảng kê đính kèm hoá đơn CHỈ ÁP DỤNG với những dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh
Quy định về bảng kê kèm hoá đơn điện tử theo nghị định 123
Quy định về bảng kê kèm hoá đơn điện tử mà kế toán doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
Bảng kê cần được lưu trữ song song với hoá đơn cho mục đích kiểm tra, đối soát của cơ quan có thẩm quyền
Hóa đơn đính kèm bảng kê cần có ghi chú nội dung sau “kèm theo bảng kê số/ngày/tháng/năm
Ngoài ra, bảng kê kèm hoá đơn điện tử cần:
Có ô thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT khi người bán nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, kiểm tra sao cho số tiền thanh toán đúng với số tiền khi trên hoá đơn VAT;
Với hàng hoá, dịch vụ bán ra, bảng kê cần ghi thứ tự bán hàng theo ngày
Không cần ghi đơn giá nếu hàng hoá, dịch vụ sử dụng bảng kê đã liệt kê hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn
Quy định về Bảng kê kèm hoá đơn GTGT giấy
Theo thông tư 39, Nếu danh mục hàng hoá, dịch vụ phải ghi nhận nhiều hơn số dòng của hoá đơn, người bán lập thành nhiều hoá đơn hoặc “sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn”.
Để viết được mẫu bảng kê kèm hoá đơn, người bán có thể tự thiết kế các mẫu bảng, nhưng cần đảm bảo những nội dung như sau:
Nội dung mẫu bảng kê
Nội dung bảng kê kèm hoá đơn điện tử:
Tên người bán
Mã số thuế
Địa chỉ người bán
Tên hàng hoá/dịch vụ
Số lượng hàng hoá
Đơn giá sản phẩm
Thành tiền
Ngày lập bảng kê
Chữ ký người lập
Nội dung bảng kê xuất kèm hoá đơn GTGT giấy:
Tương tự như bảng kê xuất kèm hoá đơn điện tử, lưu ý thêm:
Nếu bảng kê bao gồm nhiều tờ, người lập đánh số trang liên tục, đóng dấu giáp lai.
Ở trang cuối cùng của bảng kê xuất kèm hoá đơn VAT giấy cần có đủ chữ ký người bán, người mua như trên hoá đơn
Số lượng bảng kê cần khớp với số liên hoá đơn, người bán, người mua cùng phải lưu trữ, quản lý để cơ quan thuế tiện kiểm tra khi có yêu cầu.
Những vấn đề có liên quan đến bảng kê xuất hóa đơn trên misa và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về bảng kê xuất hóa đơn trên misa sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến bảng kê xuất hóa đơn trên misa cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận