Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn là gì? Mẫu bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được lập như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này để cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết những thông tin về Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn nhé.
1. Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn là gì?
Mẫu 01/TNDN - Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn là mẫu bản kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn của cơ sở kinh doanh hàng hóa. Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
Bảng kê mua hàng không hóa đơn là 1 loại chứng từ cần thiết để ghi nhận lại quá trình mua bán hàng hóa.
2. Mẫu 01/TNDN - Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn.
Mẫu số: 01/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính)
BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MUA VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN
(Ngày ......... tháng ........ năm .....)
Mã số thuế:.....
- Tên doanh nghiệp: ......................................................................
- Địa chỉ: ........................................................................................
- Địa chỉ nơi tổ chức thu mua: .......................................................
- Người phụ trách thu mua: ............................................................
- Tổng giá trị hàng hóa mua vào: ......................................................
.........., ngày.....tháng.....năm.....
Người lập bảng kê (Ký, ghi rõ họ tên) |
Giám đốc doanh nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.
3. Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn.
Dưới đây là cách lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn:
- Tiêu thức ngày… tháng… năm… dưới tiêu đề “Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn”: ghi ngày, tháng, năm Công ty lập bảng kê.
- Tiêu thức ngày tháng năm mua hàng: ghi theo ngày tháng năm thực tế mua hàng trong tháng theo thứ tự thời gian mua hàng.
- Tiêu thức ngày… tháng… năm… cuối bảng kê, trên phần ký tên, đóng dấu của Giám đốc/Chủ doanh nghiệp: ghi theo ngày Giám đốc/Chủ doanh nghiệp ký xác nhận bảng kê.
- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng.
-- Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng.
- Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.
- Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
- Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4. Những trường hợp không được lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn.
Theo quy định tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, chi phí của mọi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, cho phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu bảng 01/TNDN excel kèm theo thông tư số 78/2014/TT-BTC) đây xem như là chi phí được trừ. Các trường hợp có thu nhập chịu thuế đó là:
- Trường hợp thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp và bán ra.
- Mua sản phẩm thủ công làm từ đay, cói, rơm, tre, lá, nứa, song, mây, vỏ dừa, sọ dừa hoặc các nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra.
- Trường hợp thu mua đất, cát, đá, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.
- Đơn vị mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.
- Trường hợp mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.
- Đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, các hộ kinh doanh (không gồm các trường hợp trên) có doanh thu dưới mức doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
5. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.
Nếu bạn gặp phải khó khăn hay chưa hiểu rõ về việc lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC. Chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện. Công ty Luật ACC có đội ngũ luật sư, nhân viên giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt, tận tình với khách hàng, sẽ không làm bạn thất vọng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Khi sử dụng những dịch vụ của ACC, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và chất lượng công việc rất tốt.
Hy vọng bài viết sẽ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận