Bảng giá chứng khoán phái sinh là gì?

Thị trường chứng khoán ngày càng nóng lên thì các hình thức, phương pháp giao dịch chứng quán ngày càng được mở rộng, có một thuật ngữ mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu nhưng những năm nay đã dần trở lên phố biến đó chính là "Chứng khoán phái sai". Vậy Bảng giá chứng khoán phái sinh là gì? và cách thức xem bảng giá chứng khoán phái sinh như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bảng giá chứng quán phái sinh

Thuật ngữ phái sinh dùng để chỉ một loại hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ sở hoặc nhóm tài sản. Phái sinh được thiết lập giữa hai hoặc nhiều bên; có thể giao dịch trên sàn giao dịch hoặc mua bán qua quầy (OTC). Các hợp đồng này có thể được sử dụng để giao dịch với bất kỳ số lượng tài sản nào và mang theo rủi ro riêng của chúng. Giá của các công cụ phái sinh bắt nguồn từ sự biến động của tài sản cơ sở. Các chứng khoán tài chính này thường được sử dụng để tiếp cận một số thị trường nhất định.

Chứng khoán phái sinh là những thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính. Chúng được định nghĩa là các công cụ tài chính có giá trị thu được từ các biến cơ bản. Các biến này có thể là tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa,… Về cốt lõi, các công cụ phái sinh là công cụ để giả định hoặc loại trừ rủi ro.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức cần biết

Bảng giá chứng khoán phái sinh là một bảng dữ liệu điện tử cập nhật và thống kê những thông tin về chỉ số chứng khoán; mã chứng khoán; các mức giá niêm yết; khối lượng giao dịch của từng loại chứng khoán theo từng thời điểm nhất định. Qua đó, giúp nhà đầu tư nắm bắt được tình hình của từng loại chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Bảng giá chứng khoán sẽ được thiết kế và công bố bởi Sở Giao dịch Chứng khoán và các Công ty Chứng khoán.

2. Cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh

Bước 1: Truy cập trang bảng giá chứng khoán phái sinh.

Bước 2: Nhà đầu tư chọn tab phát sinh.

Bước 3: Xem các thông tin cơ bản trong bảng giá phái sinh.

3. Các thuật ngữ trên bảng giá chứng khoán phái sinh

Mã hợp đồng: Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp riêng; thông thường tên mã sẽ được viết tắt theo tên của sản phẩm.

Tháng đáo hạn: Tháng hợp đồng đáo hạn.

Giá tham chiếu: Chính là giá đóng cửa của ngày hôm trước.

Giá trần: Mức giá cao nhất của 1 hợp đồng trong mỗi phiên giao dịch, có màu tím.

Giá sàn: Mức giá thấp nhất của 1 hợp đồng trong mỗi phiên giao dịch.

Khớp lệnh: Là khi bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang bán hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua chờ mua.

Dư mua: Có 3 cột chờ mua, mỗi cột chia thành Giá mua và Khối lượng mua sắp xếp thứ tự.

Dư bán: Có 3 cột chờ bán, mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng bán sắp xếp theo thứ tự.

Giá xanh: Cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.

Giá đỏ: Thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

Tổng khối lượng khớp: Tổng khối lượng hợp đồng đã được khớp trong phiên giao dịch đó.

Mở cửa: Giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch. Gồm giá mua và giá bán, hợp đồng được xác định theo phương thức đấu giá.

NN mua: Khối lượng mua mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

NN bán: Khối lượng bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

Cao nhất: Giá khớp lệnh ở mốc cao nhất trong phiên.

Thấp nhất: Giá khớp lệnh ở mốc thấp nhất trong phiên.

4. Xem bảng giá chứng khoán phái sinh ở đâu?

Giao dịch phái sinh hiệu quả với Bảng giá Plus24 của MBS | MBS

Với những công ty chứng khoán được phép tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, họ đều cung cấp bảng giá riêng để hỗ trợ cho khách hàng đầy đủ thông tin về giá, khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán. Những dữ liệu này đều được cập nhập và tổng hợp từ 2 sàn HOSE và HNX.

  • Đơn vị giá: 1VNĐ
  • Bảng giá chứng khoán phái sinh online sàn HOSE, xem tại đây
  • Bản giá chứng khoán phái sinh online sàn HNX, xem tại đây

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo bảng giá chứng khoán phái sinh của các công ty chứng khoán, ví dụ như:

  • Bảng giá chứng khoán phái sinh Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
  • Bảng giá chứng khoán phái sinh Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT (cần có tài khoản mới xem được)
  • Bảng giá chứng khoán phái sinh Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI

Trên đây là các thông tin về Bảng giá chứng khoán phái sinh là gì? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo