Bằng chứng là một loại tài liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chứng minh một sự việc cụ thể, bảo đảm tính khách quan của sự việc đó. Vậy bằng chứng là gì? Các thuộc tính của bằng chứng là gì? Khi nào một dữ kiện được coi là bằng chứng? Kính mời quý bạn đọc tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Bằng chứng là gì?
Bằng chứng được hiểu là một sự việc, sự kiện, hiện tượng, tài liệu có thật được cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập để phục vụ cho việc chứng minh một sự việc cụ thể nhằm bảo đảm tính khách quan của sự việc đó. Nói một cách khái quát hơn, bằng chứng là bất cứ điều gì được đưa ra để hỗ trợ cho một khẳng định, và cũng được hiểu là chứng cứ (theo nghĩa hẹp).
Trong pháp luật tố tụng hình sự, bằng chứng (hay chứng cứ) được hiểu là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Còn trong pháp luật tố tụng dân sự, bằng chứng (hay chứng cứ) được hiểu là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
3. Các thuộc tính của bằng chứng là gì?
Để đủ điều kiện được coi là bằng chứng, những sự việc, sự kiện, hiện tượng, tài liệu thu thập được phải có những thuộc tính như sau:
- Tính khách quan: là một trong nhũng thuộc tính quan trọng của chứng cứ. Đây là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.
- Tính liên quan: có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với vụ việc. Nói cách khác, tính liên quan thể hiện ở mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả giữa bằng chứng và vụ việc và có ý nghĩa đối với những vấn đề phải chứng minh;
- Tính hợp pháp: thể hiện ở chỗ tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự luật định, nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ.
4. Nguồn của bằng chứng là gì?
4.1. Nguồn của bằng chứng theo pháp luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
4.2. Nguồn của bằng chứng theo pháp luật dân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
5. Cách thức thu thập bằng chứng là gì?
5.1. Thu thập bằng chứng trong tố tụng hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, để thu thập chứng cứ, các cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện các hoạt động sau:
- Đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
- Đối với người bào chữa: có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
- Đối với những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào: có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
5.2. Thu thập bằng chứng trong tố tụng dân sự
Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, để thu thập chứng cứ, các cơ quan, cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện các hoạt động sau:
- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân: có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp như:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
- Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ, bằng chứng hợp pháp trong các vụ án dân sự hay không?
Ảnh chụp màn hình tin nhắn sẽ được xem là chứng cứ hợp pháp trong vụ án dân sự nếu người giao nộp xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến những tin nhắn trong hình chụp là có căn cứ, đúng sư thật nếu không sẽ không được coi là chứng cứ hợp pháp.
6.2 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về bằng chứng là gì không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về bằng chứng là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.
6.3 Chi phí dịch vụ tư vấn về bằng chứng là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bằng chứng là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc, bao gồm khái niệm bằng chứng là gì, các thuộc tính của bằng chứng, nguồn của bằng chứng và cách thức thu thập bằng chứng là gì. Nếu quý bạn đọc còn những vướng mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời qua:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận