Chúng ta hay được nghe nói đến Ban thường vụ và Ban chấp hành trên báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông. Đây đều là hai cơ quan chức năng của nhà nước Việt Nam. Vậy ban chấp hành thường vụ được hiểu như thế nào? Chắc chắn rằng phần lớn chúng ta đều không hiểu rõ khái niệm, nhiệm vụ và chức năng của các cơ quan này. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, ACC sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Ban thường vụ và ban chấp hành là gì?
Ban chấp hành là gì?
1. Ban thường vụ là gì?
Ban thường vụ có cách gọi đầy đủ là ban thường vụ Đảng bộ, được ban chấp hành đại diện cho cả đảng bộ bầu ra. Dịch theo ý nghĩa Hán Việt thì “thường vụ” là nhiệm vụ hàng ngày/ thường ngày. Ban thường vụ ý nói đến một “bộ phận có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày của một tổ chức, một đoàn thể” (theo Từ điển mở Wiktionary).
Như vậy, Ban thường vụ được hiểu là cơ quan giúp việc cho Đảng, có vai trò quan trọng và được giao những nhiệm, quyền hạn khác nhau, phù hợp với vai trò.
2. Chức năng, nhiệm vụ của ban thường vụ
Ban thường vụ có chức năng, nhiệm vụ như sau:
– Ban thường vụ tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ, phải chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Đảng bộ và trước cấp ủy trên về mọi hoạt động của Đảng bộ và các vấn đề liên quan
– Có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chấp hành và các thành viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy quản lý, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam
– Ban thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm chuẩn bị nội dung họp Ban chấp hành diễn ra hàng tháng, một năm. Xây dựng các dự thảo kế hoạch trình Ban chấp hành xem xét quyết định
– Ban thường vụ cũng có trách nhiệm tiếp nhận, quán triệt các Chỉ thị, quyết định, công văn đến cơ quan và cán bộ Đảng viên trong Đảng bộ. Giúp cho Ban chấp hành kiểm tra, đôn đốc các cơ sở trong việc thực hiện Nghị quyết của cấp mình và cấp trên
– Có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy hoạch cán bộ cấp mình và cấp cơ sở, sắp xếp đội ngũ cán bộ trình cấp ủy phê duyệt theo quy định
– Thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình, thay mặt Ban chấp hành quyết định các vấn đề mang tính cấp bách, duyệt các báo cáo tổng kết của Đảng, đại hội các tổ chức chính trị xã hội thuộc thẩm quyền quản lý
– Thay mặt cho Ban chấp hành có trách nhiệm ghi chép Nghị quyết họp Ban thường vụ, họp Ban chấp hành đồng thời có trách nhiệm đối nội, đối ngoại với cấp trên, cấp dưới.
– Ban thường vụ đưa ra các định hướng cho các bộ phận viện kiểm sát, nội chính, tòa án, tư pháp; tham gia hoạt động phòng và chống lãng phí, tham nhũng; được phép xử lý những sự vụ phức tạp đối với vấn đề trên đúng theo quy định của pháp luật.
– Bộ phận ban thường vụ còn có trách nhiệm chỉ đạo các vấn đề liên quan tới tài sản, tài chính của đảng bộ dựa trên căn cứ là đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước.
Ban chấp hành là gì?
3. Ban chấp hành là gì?
Ban chấp hành thường được gọi đầy đủ là Ban chấp hành Trung ương Đảng, là cơ quan thuộc trung ương của Đảng cộng sản. Cơ quan đó sẽ hoàn toàn đảm đương trách nhiệm lãnh đạo Đảng trong thời gian ở giữa của hai kỳ Đại hội đại biểu Toàn quốc và bầu Bộ Chính trị. Trong ban chấp hành Trung Ương chủ yếu là các Uỷ biên Trung ương Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) là cơ quan cao nhất giữa các kỳ họp của Đại hội đại biểu toàn quốc, và thường được bầu bởi Đại hội đại biểu toàn quốc.
4. Nhiệm vụ của Ban chấp hành Trung ương là gì?
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Thứ nhất, tiến hành chỉ đạo đối với việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và những nghị quyết được đưa ra trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc. BCH cũng quyết định đưa ra các chính sách, chủ trương trong công tác xây dựng đảng và quần chúng, chuẩn bị cho kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc các kỳ kế tiếp
- Thứ hai, BCH tham gia nhiệm vụ bầu cử, bao gồm bầu ra Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Lập Ban Bí thư, bầu Uỷ ban và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra TW, quyết định về số lượng các uỷ viên đó.
- Thứ ba, BCH còn tham gia bỏ lá phiếu tín nhiệm cho Bộ Chính trị và Ban bí thư, toàn quyền quyết định các vấn đề nhân sự trong bộ máy hoạt động.
5. Phương thức làm việc của Ban chấp hành TW? Nhiệm vụ, trách nhiệm của các Uỷ viên trong BCHTW
Ban chấp hành TW sẽ hợp Hội nghị TW theo định kỳ 06 tháng/lần gọi là Phiên họp thường kỳ. Phiên họp này sẽ được điều chỉnh nếu có cần thiết hoặc trong trường hợp có đến hơn nửa Uỷ viên trong BCH đề nghị họp thì một Hội nghị TW Bất thường sẽ được triệu tập bởi Bộ Chính trị.
Các uỷ viên trong BCHTW có các nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng, cụ thể như sau:
- Tham gia vào các Hội đồng tư vấn TW, các tiểu ban, Bộ Chính trị và trong Ban bí thư. Người uỷ viên Ban chấp hành trong các tổ chức này có nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Đảng trên các phương diện chính trị và tư tưởng.
- Không chỉ vậy, người uỷ viên còn có trách nhiệm đưa ra những đề xuất để cụ thể hoá các đường lối. Đối với những uỷ viên đang hoạt động tại cơ quan Nhà nước thì luôn phải nêu cao tinh thần lãnh đạo và tổ chức việc thực hiện tốt mọi chính sách, mọi chủ trương mà Đảng đã đề ra. Trong quá trình làm nhiệm vụ, giải quyết mọi công việc thì người Uỷ viên BCH TW tuyệt đối không được làm việc và giải quyết với tư cách thay mặt cho TW, chỉ trừ khi chính hức được Ban chấp hành TW uỷ nhiệm.
- Việc chấp hành nghiêm chỉnh gương mẫu các Nghị quyết mà Đảng ban hành cũng như pháp luật Nhà nước cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người uỷ viên. Ngoài ra, Uỷ viên còn thực hiện các nhiệm vụ trong vai trò là Đảng viên.
6. Mọi người có thể hỏi
1. Phân biệt Ban thường vụ và Ban chấp hành:
- Ban thường vụ:
- Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ.
- Số lượng thành viên: Do Ban Chấp hành bầu ra, không quá 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành.
- Chức năng, nhiệm vụ: Lãnh đạo mọi hoạt động của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ, chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, xem xét, giải quyết những vấn đề quan trọng của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ, chỉ đạo hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể thuộc Đảng bộ.
- Thành viên: Bí thư Tỉnh/Thành ủy, Phó Bí thư Tỉnh/Thành ủy, các Ủy viên Ban thường vụ do Ban Chấp hành bầu ra.
- Hoạt động: Ban thường vụ họp định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Bí thư. Các Ủy viên Ban thường vụ có trách nhiệm tham gia ý kiến vào các vấn đề quan trọng của Đảng bộ.
- Ban chấp hành:
- Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai Đại hội đại biểu Đảng bộ.
- Số lượng thành viên: Do Đại hội đại biểu Đảng bộ bầu ra, không quá 17 người.
- Chức năng, nhiệm vụ: Tương tự như Ban thường vụ, nhưng có phạm vi rộng hơn.
- Thành viên: Bí thư Tỉnh/Thành ủy, Phó Bí thư Tỉnh/Thành ủy, các Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu Đảng bộ bầu ra.
- Hoạt động: Ban Chấp hành họp định kỳ 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của Bí thư. Các Ủy viên Ban Chấp hành có trách nhiệm tham gia ý kiến vào các vấn đề quan trọng của Đảng bộ.
2. Mối quan hệ giữa Ban thường vụ và Ban chấp hành:
- Ban thường vụ là cơ quan chấp hành của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và Đại hội đại biểu Đảng bộ.
- Ban Chấp hành lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Ban thường vụ.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Ban thường vụ và ban chấp hành là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận