Bản sao hợp lệ là gì? Những thông tin cần lưu ý [Mới nhất 2024]

Một trong những giấy tờ quan trọng khi người dân thực hiện thủ tục hành chính đó là bản sao hợp lệ. Vậy bản sao hợp lệ là gì? Pháp luật quy định về loại giấy tờ này như thế nào? Bài viết dưới đây ACC sẽ giúp bạn đọc trả lời những vướng mắc cũng như làm rõ một số thông tin liên quan đến nội dung bản sao hợp lệ là gì.

bản sao hợp lệ là gì

Bản sao hợp lệ là gì?

1. Bản sao hợp lệ là gì?

Bản sao hợp lệ (hay còn gọi là văn bản có chứng thực) được quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Theo đó: "Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này."

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm chứng thực bản sao theo quy định tại Nghị định trên, dựa vào bản chính để chứng thực bản sao với mục đích xác minh và kết luận về tính đúng đắn, chính xác so với bản chính.

Có thể kết luận, một bản sao hợp lệ là bản sao đã đối chiếu với bản chính hoặc bản in và được công nhận một cách hợp pháp. Như vậy, chúng ta phần nào hình dung ra bản sao hợp lệ là gì qua khái niệm vừa phân tích trên.

2. Giá trị pháp lý của bản sao hợp lệ là gì

Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao có chứng thực được như sau: 

– Đối với các văn bản, giấy tờ thông thường: Bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

– Đối với hợp đồng, giao dịch: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

3. Bản sao hợp lệ, văn bản công chứng và bản chụp.

Bản sao có chứng thực (hay gọi là bản sao hợp lệ), văn bản công chứng và bản chụp là thuật ngữ gây nhiều hiểu lầm cho người dân. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa ba loại giấy tờ này:

Bản sao hợp lệ (bản sao có chứng thực) Văn bản công chứng Bản chụp

Đây là hình thức sao chụp lại từ chính bản gốc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và kết luận về tính đúng đắn, chính xác so với bản chính.

Bản sao hợp lệ có giá trị pháp lý.

Đây chính là bản gốc được tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, tính chính xác, không trái đạo đức xã hội về nội dung và hình thức của văn bản đó.

Văn bản công chứng có giá trị pháp lý.

Bản chụp là  bản tạo ra từ việc chụp lại bằng các thiết bị như điện thoại, máy ản một cách trực tiếp, sau đó được in ra và sử dụng.

Bản chụp không có giá trị pháp lý trong công việc liên quan tới cơ quan nhà nước.

 

4. Câu hỏi thường gặp

Quy định về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực bản sao hợp lệ?

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Đối với các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì được kéo dài thời hạn.

Quy định về địa điểm chứng thực bảo sao hợp lệ?

– Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
– Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
– Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức

Quy định về lệ phí cấp bản sao hợp lệ?

Hiện tại, Bộ Tư pháp đang phối hợp Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực. Trước mắt, khi Thông tư liên tịch mới chưa được ban hành thì vẫn tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực và Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Giá trị pháp lý của bản sao hợp lệ?

– Đối với các văn bản, giấy tờ thông thường: Bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

– Đối với hợp đồng, giao dịch: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề bản sao hợp lệ là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về bản sao hợp lệ là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến bản sao hợp lệ là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Kiến thức: Bản sao hợp lệ
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo