Hiện nay, công chứng là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, dẫn đến nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về bản sao công chứng. Vậy bản sao công chứng là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu và phân tích rõ hơn.
1. Bản sao là gì?
1.1. Khái niệm
Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.Sổ gốc theo quy định là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
1.2. Giá trị pháp lý
Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.3. Phân loại
Bản sao được chia thành 03 loại: bản sao, bản sao chứng thực và bản sao được cấp từ sổ gốc.
- Lưu ý: Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn bản sao với bản photo. Có thể hiểu, bản photo là một loại của bản sao, nhưng bản sao không có nghĩa là bản photo. Bản sao bao hàm rộng hơn, cụ thể bản sao có thể bao gồm bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy; bản photo; …
2. Bản sao công chứng là gì?
2.1. Khái niệm
"Bản sao công chứng" là một thuật ngữ mà người dân thường sử dụng trong quá trình giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, việc sử dụng thuật ngữ như trên là chưa chính xác.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Bản sao công chứng là gì
Còn theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Như vậy, "bản sao công chứng" mà nhiều người đang gọi thực chất là "bản sao chứng thực".
2.2. Giá trị pháp lý
Bản sao chứng thực có giá trị pháp lý cao hơn so với bản sao.
Không phải bất cứ bản sao nào cũng được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Chỉ những loại bản sao sau đây mới có chức năng đó:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc: Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính là Phòng Tư pháp cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; Cơ quan công chứng; Cơ quan ngoại giao.
Trong thực tế, khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao thay cho bản chính, bạn đọc phải cung cấp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính này chứ không phải bản chụp, bản photo.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi bản sao công chứng là gì, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
-
Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận