Bản quyền hình ảnh là gì? Chế tài xử phạt khi vi phạm

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật. Đây là quyền được pháp luật bảo vệ, do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm đến bản quyền của người khác sẽ vị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy bản quyền hình ảnh là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Bản quyền hình ảnh là gì? Chế tài xử phạt khi vi phạm.

Bản Quyền Hình ảnh Là Gì? Chế Tài Xử Phạt Khi Vi Phạm

Bản quyền hình ảnh là gì? Chế tài xử phạt khi vi phạm

1. Bản quyền hình ảnh là gì?

Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Bản quyền hình ảnh là quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh.

Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định rõ về tác phẩm nhiếp ảnh như sau:

“Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích”.

Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký bản quyền hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

2. Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về việc xâm phạm  như sau:

“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”

Như vậy, phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của tác phẩm. Cần lưu ý, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.

3. Chế tài xử phạt khi vi phạm bản quyền hình ảnh

Sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền bị xử lý hành chính

Căn cứ Điều 9, 10, 17, 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

TT Hành vi vi phạm Mức phạt tiền Biện pháp khắc phục hậu quả
1 Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm (Điều 9) Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng

 

- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

2 Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 1 Điều 10)

 

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

 

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

3 Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 2 Điều 10)

 

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng

 

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

4 Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 17) Phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng

 

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm

 

5 Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 18)

 

Phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng

 

 

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

Như vậy, vi phạm bản quyền hình ảnh có thể bị xử phạt lên tới 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, để bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền bị xử lý dân sự

Khi chủ thể khác có hành vi sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền thì chủ sở hữu hoặc chủ thể có liên quan có quyền về quyền tác giả có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các biện pháp dân sự mà Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền hình ảnh như sau

Thứ nhất, buộc chấm dứt hành vi xâm phạm: tác động đến người vi phạm bản quyền hình ảnh, bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước cưỡng chế để người vi phạm phải ngừng lại, không tiếp tục thực hiện hành vi sử dụng hình ảnh trái pháp luật;

Thứ hai, buộc xin lỗi, cải chính công khai: bằng bản án, quyết định của Tòa án thì người vi phạm phải thực hiện xin lỗi chủ bản quyền bị xâm phạm, sửa chữa lại những thông tin sai lệch về hình ảnh đã bị sử dụng trái phép trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình… để khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng… cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm;

Thứ ba, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự: đây là biện pháp của Tòa án nhằm cưỡng chế người sử dụng hành ảnh vi phạm bản quyền thực hiện đúng và đầy đủ những gì đã cam kết (nếu có);

Thứ tư, buộc bồi thường thiệt hại: mức thiệt hại sẽ được xác định theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, được Tòa án thể hiện trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền gây ra.

Sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền bị xử lý hình sự

Ngoài ra, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm. Vấn đề này được quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Hành vi này là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bị coi là tội phạm với tội danh qu định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015, đó là tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Như vậy, hành vi này có thể bị xử lý hành chính, xử lý dân sự hoặc thậm chí là chịu trách nhiệm hình sự nếu cấu thành tội phạm và có thể phải chịu hình phạt lên đến 03 năm tù giam.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép?

Cũng theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 2 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:

- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh.

Nhãn hiệu bảo hộ cho hình ảnh là gì?

– Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Nhãn hiệu Nước Tương Tấn Thành Hiệu Xuân Đào hình.
Theo quy định tại khoản 17; 18; 19; 20 Điều 3 thì nhãn hiệu được chia nhỏ như sau:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Bản quyền hình ảnh là gì? Chế tài xử phạt khi vi phạm. Qua viết này, các thắc mắc về Bản quyền hình ảnh là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo