Trách nhiệm của ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm định tính hợp hiến hợp pháp của dự thảo nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu xem chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Pháp chế HĐND xã qua bài viết dưới đây.
1. Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân xã
“Ban Pháp chế là cơ quan chuyên trách của Hội đồng nhân dân cấp xã có chức năng giám sát về tình hình thực thi pháp luật trong các hoạt động bổ trợ tư pháp ở lĩnh vực công chứng và thừa phát lại, an ninh trật tự,… và trong lĩnh vực tư pháp trên địa bàn địa phương.”
2. Chức năng và nhiệm vụ của ban pháp chế HĐND
Ban pháp chế và các ban chuyên môn trong Hội đồng nhân dân có các chức năng và nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính;
- Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính;
- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
- Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương;
- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân
3. Trách nhiệm của ban pháp chế HĐND
Về phương diện hệ thống, những văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Vì vậy, yêu cầu bắt buộc chung trong toàn hệ thống, quốc gia là phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp. Vì vậy, bên cạnh việc xem xét sự cần thiết và quan trọng những đối tượng, phạm vi điều chỉnh, ban hành văn bản thì thẩm định về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản cũng là một điều không thể thiếu.
Pháp luật được ban hành với chức năng điều chỉnh những quan hệ xã hội và định hướng xã hội phát triển phù hợp với bản chất nhà nước, lợi ích chung, tiến bộ xã hội. Vì vậy, khi xây dựng một văn bản pháp luật, nhà làm luật cần phải đối mặt với rất nhiều vấn đề và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp cũng là một trong những nguyên tắc cần phải được đảm bảo trong quá trình soạn Thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân.
4. Trách nhiệm của trưởng ban pháp chế
Chỉ đạo, điều hành công việc của Ban, thay mặt Ban ký các văn bản do Ban phát hành;
+ Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và chủ trì cuộc họp của Ban, chỉ đạo công tác chuyên môn của Ban;
+ Giữ mối liên hệ với các thành viên của Ban và thay mặt Ban giữ mối liên hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Báo cáo kết quả hoạt động của Ban với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân;
+ Tham dự các cuộc họp do Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập; thay mặt Ban tham dự các cuộc họp bàn về lĩnh vực Ban phụ trách do Uỷ ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức ở địa phương mời;
+ Tổ chức việc giám sát, khảo sát của Ban;
+ Trình bày báo cáo thẩm tra, báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp HĐND
Trên đây là bài viết về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Pháp chế HĐND. Hi vọng qua bài viết đã giúp quý bạn đọc có những thông tin tham khảo hữu ích. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận