Ngày nay các ngành dịch vụ đang dần chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế nước ta, trong đó đặc biệt phải kể đến ngành bán lẻ, phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì hoạt động phân phối lại càng thu hút sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên đối với lĩnh vực phân phối thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể kinh doanh trong lĩnh vực này.
Vì lẽ đó các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực bán lẻ, phân phối tại Việt Nam đều gặp khá nhiều khó khăn do chưa nắm rõ luật và cách thức đăng ký thành lập công ty.
1. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trong lĩnh vực phân phối là gì?
Nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Hiện nay, các nước, vùng lãnh thổ đang được Việt Nam ký cam kết mở cửa thị trường theo hoặc không theo lộ trình là các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Các mặt hàng phân phối phải không thuộc danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh và danh mục hàng hóa không được quyền phân phối theo điều ước quốc tế; và phải phân phối theo lộ trình cam kết của điều ước quốc tế nếu thuộc danh mục hàng hóa có lộ trình phân phối;
- Phạm vi phân phối: bán buôn và bán lẻ, Doanh nghiệp bán buôn có thể thành lập cơ sở bán buôn; doanh nghiệp bán lẻ có thể thành lập một hoặc nhiều cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch của tỉnh, thành phố nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
- Cuối cùng phải được Bộ Công thương chấp thuận bằng văn bản về việc đủ điều kiện và cho phép thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam.
2. Quy trình xin giấy phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực bán lẻ, phân phối hàng hóa
Đối với lĩnh vực bán lẻ, phân phối là lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo thuộc vào lĩnh vực phải thực hiện thủ tục thẩm tra để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam.
Thêm vào đó tùy vào mặt hàng phân phối của nhà đầu tư nước ngoài mà sau khi Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, hồ sơ sẽ được gửi xin ý kiến thẩm tra tại các Bộ, Sở chuyên ngành tương ứng.
Trong đó việc được phép thực hiện hoạt động phân phối hay không sẽ phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương sau khi rà soát các điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài.
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Ngoài ra nhà đầu tư còn phải nộp kèm thêm:
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;
- Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của Nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Đối với hoạt động bán lẻ hàng hóa, việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trong từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp: Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính
Sau khi đã có được Giấy chứng nhận đầu tư thì tiếp theo nhà đầu tư nước ngoài cần lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập. Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Hồ sơ được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư đã đăng ký.
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể kinh doanh do thiếu Giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, phân phối. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh
- Một bản giải trình bao gồm những nội dung sau:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh, trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường, nhu cầu về lao động, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế-xã hội của kế hoạch kinh doanh.
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam được từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn, kèm theo tài liệu về tài chính.
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Sau khi đã hoàn tất những hồ sơ trên, nhà đầu tư tiến hành nộp tại Sở công thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ. Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời han ngày làm việc Cơ quan cấp Giấy phép sẽ gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, Bộ quản lý ngành theo quy định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và Bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau đó trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc Bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối cho nhà đầu tư.
Lúc này sau khi đã có đủ Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài mới được phép kinh doanh lĩnh vực bán lẻ, phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
Nội dung bài viết:
Bình luận