Bản đồ giải thửa là bản đồ chuyên ngành thuộc về lĩnh vực đất đai, qua đó thấy được bản đồ tỉ lệ lớn và thể hiện chính xác cao vị trí ranh giới, diện tích, thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất. Đây còn là căn cứ để xác định ranh giới khi xảy ra tranh chấp giữa các hộ liền hề. Vậy Bản đồ giải thửa là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Bản đồ giải thửa là gì? (cập nhật 2022).
Bản đồ giải thửa là gì? (cập nhật 2022)
1. Bản đồ giải thửa là gì?
Bản đồ giải thửa hay còn gọi là bản đồ địa chính theo quy định tại Điều 3 Luật đất đai 2013 thì bản đồ địa chính là gì được giải thích như sau: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận”.
Có thể thấy bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành thuộc lĩnh vực đất đai. Bản đồ địa chính là bản đồ tỉ lệ lớn và thể hiện chính xác cao vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.
Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính là cơ sở để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Cơ sở toán học của bản đồ giải thửa
Theo quy định tại điều 5 Thông tư 03/VBHN-BTNMT Văn bản hợp nhất Quy định về bản đồ địa chính thì hiện nay bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.
Bên cạnh đó theo điều 6 Thông tư 03/VBHN-BTNMT Văn bản hợp nhất Quy định về bản đồ địa chính thì:
+ Tỷ lệ 1:200 thường được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có Mt ≥ 60. 1.2.
+ Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư còn lại. 1.3.
+ Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư; khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40.
+ Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp; Khu vực có Mt
+ Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với Khu vực có Mt
+ Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
Đất lâm nghiệp có Mt
Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.
3. Các thông tin chủ yếu trên bản đồ giải thửa
Bên cạnh việc nghiên cứu bản đồ giải thửa là gì? thì các thông tin chủ yếu trên bản đồ địa chính cũng được pháp luật quy định rất rõ tại khoản 1 điều 8 Thông tư 03/VBHN-BTNMT.
Cụ thể các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
Điều 8. Nội dung bản đồ địa chính
1.Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
1.1. Khung bản đồ;
1.2. Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
1.3. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
1.4. Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
1.5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
1.6. Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
1.7. Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
1.8. Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
1.9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
1.10. Ghi chú thuyết minh. Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Bản đồ giải thửa là gì? (cập nhật 2022). Qua viết này, các thắc mắc về Bản đồ giải thửa là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận