Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về Đảo là gì? Bán đảo là gì? Quy định về địa vị pháp lý qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đảo là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm đưa ra để định nghĩa cho khái niệm về đảo là gì? Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn mà những quan điểm này có thể phù hợp với tình hình thực tế.
Theo Công ước Luật biển 1982 thì đảo được hiểu là một vùng đất hình thành một cách tự nhiên xung quanh được bao bọc bởi nước mà khi thủy triều lên thì vùng đất này vẫn không bị nhấn chìm.
Và Luật biển Việt Nam đưa ra khái niệm về đảo như sau:
“1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.”
Như vậy, khái niệm về đảo trong Công ước Luật biển 1982 so với Luật biển Việt Nam thì hai định nghĩa trên đều có quan điểm giống nhau. Đảo chính là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa. Nó chỉ là một phần đất được nhô lên khỏi mặt nước, nằm tách biệt với đất liền. Ở nước ta hiện nay có nhiều đảo bao quanh hội tụ thành các quần đảo lớn và đặc biệt các đảo nước ta có rạn san hô đẹp, phong phú về loài vật biển.
2. Bán đảo là gì?
Bán đảo được hiểu là mảnh đất gần như bị bao quanh bởi nước hoặc tràn ra biển. Bán đảo nghe thì chúng ta sẽ hiểu đây là một 1/2 đảo phần còn lại thì không, tức là sẽ có ba hoặc nhiều mặt tiếp xúc với nước. Phần đất liền gắn với bán đảo có diện tịch khá lớn. Kích thước của bán đảo không bị giới hạn.
3. Quy định về địa vị pháp lý
- Theo quy định của Luật biển Việt Nam, nhà nước ta khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển
Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.
Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.
Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.
Ngoài ra, nhà nước thực hiện quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam. Việc khuyến khích phát triển kinh tế biển tại các vùng đảo mang lại rất nhiều giá trị cho nền kinh tế nước, nhiều loại hải sản được nuôi trồng tại các đảo này mang lại hiệu quả năng suất và chất lượng cao. Đồng thời, một số chính sách cho phép xây dựng các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trang trọng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển đảo là rất quan trọng nhưng phải biết cân đối giữa các vấn đề chung. Như việc đặt giàn khoan, hệ thống khai thác khoáng sản hay xây dựng các đảo nhân tạo lại gây ra tình trạng tràn dầu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chính vì vậy cần phải biết cân đối các vấn đề này với nhau.
- Công ước Biển quốc tế 1982 cũng có quy định đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng biển đặc quyền kinh tế
– Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
+ Các đảo nhân tạo. Đây là một trong số những nội dung phát triển kinh tế của nước ta trong vài năm gần đây, khi một số vùng đảo có cơ hội phát triển kinh tế biển, nhà nước cho phép các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho mạng lướt kinh tế biển, cải tạo thêm một số đảo lân cận để tạo thành một mạng lưới phát triển kinh tế du lịch biển đầy tiềm năng.
+ Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trừ định ở Điều 56 của Công ước hoặc các mục đích kinh tế khác. Cụ thể là lắp đặt các thiết bị hỗ trợ trong công tác thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Hay việc tạo dựng và lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình phục vụ cho hoạt động phát triển nuôi trồng hải sản, tạo các bãi san hô nhân tạo để thu hút khách du lịch.
+ Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng. Mỗi quốc gia đều có chủ quyền riêng và việc bảo vệ, gìn giữ là vô cùng cần thiết, chính vì vậy việc lắp đặt các thiết bị để hạn chế việc khai thác trái phép của quốc gia khác là điều cần thiết và không hề quy phạm đến quy định của Công ước.
Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm. Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó.
Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình dó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn. Đây không chỉ là nguyên tắc đặt ra cho vấn đề giao thông trên biển mà liên quan đến cả việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia đang có và điều này là vô cùng cần thiết. Một số tàu thuyền của quốc gia khác có ý định xấu sẽ lợi dụng vấn đề đi lại trên biển để thực hiện những kế hoạch không đúng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của quốc gia đó.
Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế. Một số quốc gia cho rằng việc đi lại tàu thuyền trên biển gây ảnh hưởng đến sự khai thác, sử dụng biển nên đã tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo hoặc lắp đặt các công trình khai thác biển nhằm cản trở giao thông biển, đây chính là một hành vi vi phạm công ước, các quốc gia trên biển cần phải đặt lợi ích của cả cộng đồng để cùng có lợi thay vì chỉ khai thác tài nguyên của quốc gia khác.
Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa. Đây chỉ là những đảo được tạo nên dựa theo những nguyên vật liệu có sẵn để tạo nên và đặt tại nơi thuộc chủ quyền của quốc gia trên biển. Tuy nhiên về mặt pháp lý thì những đảo này chỉ phục vụ cho một lợi ích nhất định trong một thời gian, chính vì vậy nó sẽ không tạo nên những ranh giới liên quan. Mục đích của việc này nhằm hạn chế được việc lợi dụng khai thác trái phép, gây ảnh hưởng đến chủ quyền của quốc gia khác.
- Chế độ các đảo cũng được công ước Biển 1982 quy định như sau:
Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quy định này nhằm phân biệt với số đảo nhân tạo được xây dựng hiện nay. Và tránh được tình trạng hoạch định ranh giới biển không đúng với quy định.
Với điều kiện phải tuân thủ các quy định về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, đảo có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của quốc gia. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần ban hành những chính sách phát triển kinh tế biển tại các đảo này thật hiệu quả và bên cạnh đó cần những chính sách để hạn chế, khắc phục những hậu quả về ô nhiễm môi trường đang xảy ra.
Bán đảo là gì?
4. Câu hỏi liên quan
Sự khác nhau giữa đảo và bán đảo là gì?
Điểm khác biệt lớn nhất giữ đảo và bán đảo là ở các mặt tiếp xúc với nước biển. Nếu đảo là vùng đất bị bao phủ bốn mặt bởi nước biển thì bán đảo là một mảnh đất bị nước che phủ bởi ba mặt.
Một hòn đảo tách rời hoặc là một phần đất biệt lập còn bán đảo không phải là một phần tách biệt hoặc một phần đất biệt lập mà có một mặt gắn với đất liền.
Quần đảo là gì?
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Quốc gia nào có nhiều đảo nhất Đông Nam Á?
Indonesia là quốc gia có số lượng đảo nhiều nhất Đông Nam Á với 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Những hòn đảo có diện tích lớn nhất là: Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Thủ đô của Indonesia là Jakarta nằm trên đảo Java.
Quốc gia nào có nhiều đảo nhất thế giới?
Thụy Điển là quốc gia nhiều đảo nhất với 267.570 hòn đảo được tìm thấy. Trong số đó, 1.000 hòn đảo có người dân sinh sống. Ngoài ra, người dân quốc gia này được phép tiếp cận 24.000 hòn đảo để tìm thức ăn, hái quả tự do, với điều kiện là người dân phải tôn trọng môi trường tự nhiên và tài sản tư nhân.
Về diện tích, Indonesia có diện tích là 1.811.570 km2 (741.050 dặm vuông) – rộng nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới. Quốc gia này được mệnh danh là “đất nước vạn đảo”.
Xem thêm: Khu vực biên giới biển là gì? (cập nhật 2022)
Trên đây là một số thông tin chi tiết về đảo là gì và bán đảo là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận