Bản chất của tiền tệ là gì? (Cập nhật 2024)

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định. Vậy để hiểu rõ thêm về bản chất của tiền tệ, mời quý đọc giả hãy theo dõi bài viết dươi đây của ACC nhé!

Businessman Run And Jump On Money Stairs.

I. Khởi nguồn của tiền tệ

Theo Adam Smith:  lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự phát triển của các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra chức năng của tiền là phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng này của tiền tệ.

Đối với các nhà nhân chủng học, khảo cổ học, và nghiên cứu lịch sử thì họ không đồng tình với góc nhìn như thế. Họ cho rằng sự khởi nguồn của tiền bắt đầu từ khái niệm Tín dụng.

VD: Từ thời xa xưa, chị Thảo cần một con gà nấu cháo tẩm bổ cho chồng, chị sang nhà anh Linh, cầm theo một bịch gạo để đổi lấy một con gà. Anh Linh không cần gạo nên không lấy, nhưng anh Linh vẫn ghi lên vách đá là chị Thảo nợ một con gà. Đây là sự bắt nguồn của tiền tệ

Tiền tệ trước sự ban hành tiền (xu, giấy) chỉ là môt chứng minh vay mượn  mà có thể được ghi lại bằng một hệ thống kế toán đơn giản. Phương pháp kế toán được sử dụng bắt đầu thô sơ như là vạch lên đá, dùng que đánh dấu hay một phương thức đơn giản nào đấy.

Tiền tệ là tín dụng nhưng nó phải là tín dụng có khả năng chuyển nhượng được. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mong muốn rằng người khác chấp nhận nó.

Vậy mọi người tin tưởng và chấp nhận nó bằng cách nào?

Chính phủ mỗi quốc gia, một "thế lực" trong nền kinh rế, đồng tiền được ban hành bởi chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng sẽ có điều kiện thực hiện được các chức năng và đặc tính quan trọng của tiền tệ.

=> Thực chất tiền tệ là một hệ thống tín dụng, được tin tưởng bởi những người tham gia, tạo nên một thị trường gọi là tiền tệ

II. Đặc điểm của tiền tệ

  • Chức năng của tiền tệ

- Một phương tiện trao đổi trung gian( medium of exchange): Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ đóng vai trò như phương tiện giúp lưu thông hàng hóa. Chức năng lưu thông của tiền tệ được diễn ra theo cấu trúc hàng – tiền – hàng. Tức là hàng hóa sẽ được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ lại được lưu thông thành hàng hóa. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lượng tiền cần thiết để đảm bảo lưu thông hàng hóa sẽ thay đổi theo quy luật lưu thông tiền tệ của thị trường.

- Phương tiện lưu trữ: Khi được rút khỏi thị trường và được lưu trữ, lúc này tiền tệ đang thực hiện chức năng làm phương tiện cất giữ. Bản chất của tiền tệ là phương tiện đại biểu cho của cải của xã hội với hình thái giá trị. Vì vậy, cất giữ tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc cất giữ của cải. Việc cất giữ giúp tiền tệ duy trì sự thích nghi linh hoạt với nhu cầu tiền tệ của thị trường.

- Một đơn vị tính toán- đo lường:

Chị Thảo nợ anh Linh một con gà, anh Linh ghi khoản nợ lên vách đá.  Chính vì thế mà giờ đây cái đơn vị trao đổi trung gian kia cũng cần phải thực hiện được chức năng đo lường này để đảm bảo sự cân bằng trong trao đổi hàng hoá trong nên kinh tế.

  • Đặc tính của tiền tệ

- Bền: Con bò, hay bịch gạo không bền lắm, nên người ta dần nghĩ ra nhiều thứ khác để trao đổi như vỏ sỏ hay kim loại, dần dần là tiền giấy

- Di chuyển được: Con gà hay bịch gạo có thể mang đi mang lại được, nhưng lại không tiện lắm, trong khi tiền xu hay tiền giấy thì lại tiện hơn.

- Chia nhỏ được: Để tiện cho việc đo lường và tính toán trong hệ thống tín dụng thì tiền tệ phải chia nhỏ thành đơn vị được. Muối, vỏ hến chia ra cũng được nhưng mà con bò thì không tiện lắm. Các đồng xu sau này hiệu quả hơn.

- Đồng bộ: Để đảm bảo chức năng làm đơn vị tính toán thì tiền tệ phải đồng bộ. Con bò, vỏ hến thì không thể nào giống nhau 100% tất cả được. Đồng xu được phát minh để đồng bộ hoá, giúp công bằng hệ thống tín dụng.

- Được chấp nhận: Để thị trường có thể hoạt động hiệu quả, để mọi giao dịch có thể diễn ra thuận lời thì cần phải có một đơn vị kinh tế được chấp nhận và chia sẻ giữa các cá nhân tham gia vào thị trường

- Có số lượng giới hạn: Để có thể đảm bảo được giá trị của mình qua thời gian, tiền tệ phải có số lượng giới hạn.

III. Phân biệt tiền tệ( Money) và đồng tiền( Currency)

+ Tiền tệ: Có bản chất vô hình,  vật lưu trữ giá trị, có giá trị nổi tại ( một con bò đổi lấy một con gà, con bò, con gà có giá trị để ăn).

+ Đồng tiền: Là một khái niệm hữu hình vì nó có thể sờ được và có giá trị vật chất, tiền tệ là phương tiện trao đổi chứ không phải là vật lưu trữ giá trị không phải là thước đo giá trị, bản thân nó không ăn được.

  • Tài liệu tham khảo

https://spiderum.com/bai-dang/LIEU-BITCOIN-CO-PHAI-LA-TIEN-Phan-1-9g5

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về bản chất của tiền tệ. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo