Thời gian bản án sơ thẩm có hiệu lực là khi nào? [Chi tiết 2023]

Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Việc giải quyết một vụ việc phải theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Cấp xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là cấp xét xử đầu tiên để giải quyết vụ án. Theo đó, quá trình xét xử sơ thẩm chỉ kết thúc khi tòa tuyên án và ra bản án sơ thẩm dân sự. Vậy, Bản án sơ thẩm dân sự là gì? Bản án sơ thẩm có hiệu lực khi nào? Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết mà chúng tôi cung cấp đây.

ban-an-so-tham-dan-suBản án sơ thẩm có hiệu lực khi nào?

1. Bản án dân sự là gì? Bản án sơ thẩm dân sự là gì?

Bản án dân sự là văn bản ghi nhận phán quyết của tòa án sau khi xét xử một vụ án dân sự. Bản án dân sự đánh dấu sự kết thúc của toàn bộ quá trình điều tra xét xử cho nên nội dung của nó phản ánh những kết quả xét xử một vụ án dân sự của phiên tòa  do tòa án có thẩm quyền nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra quyết định về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án và ý kiến phân tích đánh giá của Hội đồng xét xử. Bản án dân sự có hai loại bao gồm bạn là dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm.

Bản án sơ thẩm dân sự là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của tòa án về xét xử vụ án dân sự lần đầu. Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Bản án sơ thẩm đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng xét xử xác định những vấn đề chủ yếu của vụ án cần phải giải quyết bản án. Bản án phân tích chính xác những quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và Tòa án đưa ra phán quyết có tình có lý; bản án sơ thẩm dân sự giúp cho mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật được vận dụng trong thực tiễn là công cụ để bảo vệ chế độ bảo vệ trật tự xã hội bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân;  có tác dụng giáo dục đơn sự giáo dục quần chúng tin tưởng và hoạt động xét xử nâng cao ý thức pháp luật góp phần củng cố xác lập được sống trong xã hội.

2. Bản án sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật khi nào?

Đối với nhiều người, việc bản án sơ thẩm có hiệu lực khi nào? luôn là nỗi băn khoăn bởi không biết bản án sơ thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án hay bản án sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật khi có sự kiện nào đấy xảy ra hay không?

Để lý giải cho những phân vân này mà điều 282, Bộ luật tố tụng dân sự năm 1015 có quy định như sau:

  1.  Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
  2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên thì chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi bản án sơ thẩm có hiệu lực khi nào? Bản án sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật khi  hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Hơn nữa, Khoản 1, điều 273, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 còn có quy định như sau:

“ Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định như trên thì có thể thấy rằng bản án sơ thẩm có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 15 ngày.

Do đó, bản án sơ thẩm có hiệu lực sau 15 ngày kể từ tòa án cấp sơ thẩm ngày tuyên án.

3. Những câu hỏi thường gặp.

3.1. Bản án dân sự sơ thẩm nào sẽ phải công bố công khai trên báo?

Khoản 3 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.

Thời hạn niêm yết, công bố, gửi bản án, thông báo quy định tại khoản này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, theo quy định này thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

3.2. Xét xử sơ thẩm là gì?

Xét xử sơ thẩm là việc vụ án lần đầu tiên được đưa ra xét xử tại tòa án có thẩm quyền xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ án xét xử.

3.3. Phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì?

Phiên tòa xét xử sơ thẩm là phiên tòa xét xử lần đầu tiên của một vụ án tại cơ quan tiến hành tố tụng, theo quy định của pháp luật, trường hợp hòa giải không thành, tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử giải quyết tranh chấp.
Phiên tòa sơ thẩm là hoạt động tố tụng phổ biến được thể hiện đặc trưng nhất của hình thức tố tụng tòa án.

3.4. Cơ cấu của bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?

Cơ cấu bản án gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định, phần quyết định của tòa án. Trong từng phần của bản án, tòa án phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bản án sơ thẩm có hiệu lực khi nào?. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn Thời gian bản án sơ thẩm có hiệu lực khi nào?. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực khi nào và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này cũng như tư vấn thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo