Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Đối với những vụ án phức tạp, nguyên đơn, bị đơn không đồng ý với kết quả mà tòa án sơ thẩm đã phân xử thì có quyền kháng cáo và tiến hành yêu cầu tòa án phúc thẩm lại bản án mà tòa sơ thẩm đã giải quyết. Cũng từ đây mà nhiều người phân vân không biết rằng bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào? bản án phúc thẩm có hiệu lực thì còn bị kháng cáo, kháng nghị và yêu cầu được xét xử lại như bản án sơ thẩm nữa hay không? Nếu các bạn còn đang gặp phân vân liên quan đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?
1. Xét xử phúc thẩm là gì? Bản án phúc thẩm được hiểu như thế nào?
Xét xử phúc thẩm là gì? Xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được hiểu như thế nào?
Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn có một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, Viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên sẽ trực tiếp tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.
Xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được hiểu là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Theo đó, trong quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm được hiểu là một văn bản ghi nhận phán quyết của tòa án sau khi xét xử vụ án phúc thẩm. Bản án phúc thẩm đánh dấu sự kết thúc của toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và nội dung của bản án phản ánh kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Bản án phúc thẩm có hiệu lực có giá trị thi hành, quyết định được tuyên trong bản án có tính chất mệnh lệnh của nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải tuân theo.
2. Trình tự, thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Khi tiến hành phúc thẩm đối với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì cần phải tiến hành thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
- Khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án có quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải mở phiên họp phúc thẩm để xem xét quyết định đó; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm. Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
- Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
- Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
- Ra bản án, quyết định phúc thẩm
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.
3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?
Có thể thấy rằng, việc ra bản án, quyết định phúc thẩm là bước cuối cùng trong quá trình thực hiện thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự. Vậy, bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?
Khoản 6, Điều 313, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“ Điều 313. Bản án phúc thẩm
…………...
- Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.”
Như vậy căn cứ vào điều khoản trên có thể thấy rằng bản án phúc thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật khi tòa án tiến hành tuyên án.
Vậy, bản án phúc thẩm có hiệu lực thì còn bị kháng cáo, kháng nghị và yêu cầu được xét xử lại như bản án sơ thẩm nữa hay không?
Có thể thấy rằng, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án. Do đó, đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì quyền yêu cầu xem xét lại bản án chỉ thuộc về cơ quan có thẩm quyền và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn các đương sự trong vụ việc trên chỉ có thể đưa đơn đề nghị các cơ quan này xem xét để làm đơn kháng nghị chứ không thể tiến hành kháng cáo như trong thủ tục kháng các bản án sơ thẩm được.
4. Câu hỏi có liên quan
Bản án phúc thẩm là gì?
Bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?
Khi nào có thể áp dung bản án phúc thẩm?
Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án sẽ triển khai xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật
Hủy bản án phúc thẩm được hiểu như thế nào?
Hủy bản án, quyết định phúc thẩm được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của tòa án cấp phúc thẩm khi phát hiện bản án, quyết định đó có tồn tại những sai sót khiến cho quyền và lợi ích của các đương sự không được đảm bảo. Việc phúc thẩm hủy án, hủy bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm là một biện pháp quan trọng góp phần hạn chế tình trạng oan sai; đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; đảm bảo tính đúng đắn trong thực tiễn áp dụng pháp luật; tăng niềm tin của người dân đối với cơ quan xét xử trong việc mang lại công lý, sự đúng đắn.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn Bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về án phúc thẩm có hiệu lực khi nào và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
✅ Hiệu lực: | ⭕ Bản án phúc thẩm |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận