Triết học Phật giáo là chủ đề được nhiều bạn sinh viên, học viên quan tâm và lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Tiểu luận triết học Phật giáo được đánh giá là bài luận khó, yêu cầu người học phải có tư duy sâu sắc và toàn diện. Chính vì thế, Công ty Luật ACC xin chia sẻ TOP các bài tiểu luận triết học Phật giáo để bạn đọc tham khảo.

1. Triết học của Phật giáo là gì?
Phật giáo luôn tránh các câu hỏi có tính lý luận siêu hình và triết lý, không phải vì Phật từ chối dùng triết học hay vì Phật giáo không có triết học, mà vì thấy rõ mối nguy, nói cách khác là cái bẫy của lý luận siêu hình và triết lý luôn dẫn chúng sinh sa vào kinh viện mà quên mất mục đích sống còn là giải thoát khỏi khổ. Mục đích, tôn chỉ của Phật giáo là chỉ nhằm hiểu cho được khổ và diệt cho được Khổ.
Có thể nói giáo lý Phật giáo là học thuyết về Khổ và giải thoát khỏi Khổ được xây dựng một cách hệ thống, toàn diện trên những vấn đề căn bản của triết học. Nếu phân tích theo cấu trúc vấn đề của triết học phương Tây thì đó chính là:
- Bản thể luận Duyên khởi, Tính Không, Vô thường;
- Nhận thức luận Trung đạo, Nội quán, Trực giác Bát nhã;
- Nhân sinh luận Vô ngã, Vị tha, Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chính Đạo, A La Hán, Bồ Tát ...
Từ những vấn đề cơ bản của triết học đó, Phật giáo có đối tượng, mục đích, phương pháp và nội dung không giống với các tôn giáo và triết học khác, nhất là so với triết học phương Tây:
- Mục đích là giải thoát chúng sinh khỏi khổ.
- Đối tượng là nắm bắt được bản chất Không, Vô ngã, Vô thường của tồn tại.
2. Các giai đoạn lịch sử của triết học Phật giáo
Sự phát triển của triết học Phật giáo Ấn Độ thành ba giai đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên liên quan đến các câu hỏi của các giáo lý nguyên thủy bắt nguồn từ các truyền thống truyền miệng bắt nguồn từ cuộc đời của Đức Phật, và phổ biến cho tất cả các giáo phái sau này của Phật giáo.
- Giai đoạn thứ hai liên quan đến Phật giáo "kinh viện" không phải là đại thừa, như hiển nhiên trong các văn bản Abhidharma bắt đầu vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên có tính năng viết lại mang tính kinh viện và phân loại sơ đồ của các tài liệu trong kinh điển đời trước.
- Giai đoạn thứ ba của sự phát triển triết học Phật giáo Ấn Độ liên quan đến Phật giáo "siêu hình" Đại thừa, bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ nhất, trong đó nhấn mạnh đến đời sống tu sĩ và con đường của một vị bồ tát. Các yếu tố khác nhau của ba giai đoạn này được kết hợp và/hoặc phát triển hơn nữa trong triết lý và thế giới quan của các giáo phái khác nhau mà sau đó đã xuất hiện.
3. Các dạng tiểu luận triết học Phật giáo phổ biến
Triết học Phật giáo mang trong mình hệ tư tưởng và lý luận sâu sắc về nhân sinh, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, sống vị tha. Những tư tưởng triết học Phật giáo mang ý nghĩa thực tiễn to lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và đời sống cá nhân.
Khi thực hiện biểu luận triết học Phật giáo, người học thường bắt gặp 5 dạng tiểu luận phổ biến:
- Tiểu luận về thế giới quan Phật giáo
- Tiểu luận về nhân sinh quan Phật giáo
- Tiểu luận về nhận thức luận Phật giáo
- Tiểu luận về triết học Phật giáo cổ đại
- Tiểu luận về ảnh hưởng của Phật giáo đối với xây dựng đời sống xã hội ở Việt Nam
4. Mẫu tiểu luận triết học Phật giáo
4.1. Bài tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
- Đề tài: “Triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam”
- Tổng quan:
Mẫu tiểu luận triết học về Phật giáo Ấn Độ cổ đại này nghiên cứu sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Tiếp đó tác giả phân tích những ảnh hưởng của triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại đến đời sống xã hội và văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam.
4.2. Mẫu tiểu luận tư tưởng triết học Phật giáo
- Đề tài: “Kế thừa và phát triển tư tưởng Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam”
- Cấu trúc:
Mẫu tiểu luận triết học về Phật giáo này có kết cấu gồm 2 phần:
- Phần I: Lý luận chung về quy luật phủ định của phủ định
- Phần II: Kế thừa và phát triển tư tưởng Phật giáo trong quá trình đổi mới tại Việt Nam.
4.3. Bài tiểu luận triết học chính trị xã hội Phật giáo
- Đề tài: “Nhân sinh quan Phật Giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Việt Nam & Tư tưởng chính trị xã hội của Nho Gia và Pháp Gia”
- Giới thiệu:
Nội dung chính của bài tiểu luận triết học Phật giáo là nghiên cứu, phân tích hệ tư tưởng triết học trong nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn cho thấy mối quan hệ giữa Phật giáo về các hệ tư tưởng khác thông qua phân tích tư tưởng chính trị của Nho Gia và Pháp Gia.
4.5. Bài tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo
Bản thể luận là một phạm trù quan trọng của Phật học, có mối quan hệ mất thiết với hệ thống tư tưởng và giáo lý cơ bản của Phật Giáo. Đây là vấn đề xuyên suốt trong bài tiểu luận triết học Phật giáo với tựa đề “Bản thể luận trong triết học Phật giáo, giá trị và hạn chế”.
Giới thiệu nội dung đề tài
Mẫu tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo này tập trung đề cập và nghiên cứu những vấn đề sau:
- Những lý luận cốt lõi hiện hữu, thế giới quan của giáo lý nhà Phật, chủ yếu dựa trên phương diện tư tưởng của Phật giáo Đại thừa: Tứ diệu đế, tam cõi và tam vô lậu học.
- Phân tích những giá trị và hạn chế của bản thể luận để giúp nhân loại tìm ra con đường khám phá chính mình trong sự tồn tại hiện hữu.
Bài tiểu luận bao gồm bố cục 5 phần:
- Chương I: Tổng quan về Phật giáo
- Chương II: Bốn chân lý về khổ (Tứ diệu đế)
- Chương III: Tam giới
- Chương IV: Giới – Định – Tuệ
- Chương V: Những giá trị và hạn chế của bản thể luận trong triết học Phật giáo
Nội dung bài viết:
Bình luận