Chứng chỉ hành nghề là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó. Vậy Bác sĩ nội trí thì có được cấp chứng chỉ hành nghề không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Bác sĩ nội trú có được cấp chứng chỉ hành nghề không?
Bác sĩ nội trú có được cấp chứng chỉ hành nghề không?
1. Chứng chỉ hành nghề là gì?
Chứng chỉ hành nghề là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
Không phải ai cũng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề nếu không tham gia những lớp học huấn luyện, bồi lượng nâng cao trình độ theo quy định.
Sau khi hoàn tất các khóa huấn luyện, cá nhân sẽ được đánh giá và kiểm tra trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kỹ và chỉ được cấp chứng nhận hành nghề khi đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
Vì thế chứng chỉ hành nghề không phải giấy chứng nhận về chuyên môn của người hành nghề. Đây được xem là công cụ để giám sát, đánh giá được năng lực thực hiện cũng như đạo đức của người hành nghề.
2. Vì sao một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề?
Theo quy định của pháp luật, đối với một số ngành kinh doanh có điều kiện bắt buộc doanh nghiệp phải có những chứng chỉ hành nghề liên quan để đánh giá về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thì mới cấp phép hoạt động.
Đây là điều kiện ràng buộc để đảm bảo trong suốt quá trình kinh doanh, công ty có nghĩa vụ để công ty đảm bảo rằng những nhân sự vận hành doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ những điều kiện về chứng chỉ hành nghề nhằm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng tính chịu trách nhiệm của cả cá nhân và doanh nghiệp.
Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn từ 1-3 năm tùy theo thâm niên của người hành nghề. Vì thế đây là động lực để giúp người hành nghề luôn thường xuyên học tập, tham gia huấn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin mới nhất về ngành nghề để mang lại những hiệu quả cao trong công việc.
Trong quá trình hoạt động, nếu người hành nghề vi phạm những quy định trong chứng chỉ hành nghề có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và có thể sẽ không được tiếp tục hành nghề. Điều này giúp mỗi người có trách nhiệm hơn trong nghề nghiệp của mình.
3. Bác sĩ nội trú có được cấp chứng chỉ hành nghề không?
Về điều kiện thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sỹ, Điều 24 Luật KBCB quy định:
"Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp."
Theo đó, việc thực hành này phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được các cơ sở này xác nhận bằng văn bản. Còn việc bạn đang theo học hệ đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành Tai Mũi họng chỉ là cơ sở để cấp các văn bằng chuyên môn và nhà trường cũng không có thẩm quyền xác nhận việc bạn đã thực hành nghề y tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, nếu nhà trường có xác nhận bạn đang theo học hệ đào tạo này thì đó cũng không chứng minh được việc bạn đủ điều kiện thực hành 18 tháng để làm chứng chỉ hành nghề.
4. Hồ sơ xin giấy phép cấp chứng chỉ hành nghề y
Sau khi đã xác nhận có đủ các điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề đã được đề cập tới ở phần 2, các cá nhân tiến hành chuẩn bị hồ sơ để được cấp chứng chỉ hành nghề. Hồ sơ này bao gồm cụ thể các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP kèm hai ảnh 04×06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cá nhân cần chuẩn bị thêm bản sao có chứng thực hoặc công chứng các văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hay phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp hợp pháp; văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
- Văn bản xác nhận đã hoàn thành hợp pháp quá trình thực hành nghề nghiệp tại cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Mẫu văn bản này cũng được quy định tại mẫu 02 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh mà cá nhân đó thực hành nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông tin đã xác nhận.
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp nơi cư trú của người đề nghị xin cấp;
- Giấy chứng nhận đã có đầy đủ sức khỏe để thực hành nghề nghiệp do cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp.
- Bản photo hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân công chứng hoặc chứng thực.
- Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 03 Phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Bác sĩ nội trú có được cấp chứng chỉ hành nghề không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận