Anti dumping là gì? (cập nhật 2024)

Thuế chống bán phá giá chắc hẳn quý bạn đọc đã được nghe đến khá thường xuyên. Đây là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của không ít người, bởi hàng hóa của Việt Nam bị đánh thuế chống bán phá giá khá cao ở thị trường nước ngoài. Vậy thuế chống bán phá giá hay  Anti dumping là gì?

1. Anti dumping là gì?

Thuế chống bán phá giá trong tiếng Anh là Anti-dumping duties.
Theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế chống bán phá giá (Anti-dumping duties) là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Tải Xuống (26)

2. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá - Anti dumping là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định về điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam; và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Cụ thể như bán phá giá phải làm ảnh hưởng, thiệt hại đến nền sản xuất hàng hóa đó của quốc gia nhập khẩu; làm cho các ngành sản xuất hàng hóa đó tại nước nhập khẩu bị trì trệ; bán phá giá phải kéo theo việc giảm giá của một mặt hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước hoặc vùng lãnh thổ đó giảm theo. Giá bán của nước nhập khẩu phải không đúng với giá chi phí sản xuất thực của mặt hàng đó tại nước xuất khẩu; hoặc một nước khác có điều kiện sản xuất tương tự. Việc bán phá giá này có thể gây phương hại đến các quy luật của nền kinh tế thị trường; tạo ra cạnh tranh không lành mạnh.

3. Nguyên tắc và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

3.1. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:
- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra; và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật.
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

3.2. Thời hạn áp dụng

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm; kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá- Anti dumping?

Căn cứ Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:
- Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá được thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và pháp luật về chống bán phá giá.
- Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế chống bán phá giá.
Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá; người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm; căn cứ vào các Điều ước quốc tế; Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Anti dumping là gì?. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về Anti dumping. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
  • Zalo: 0846967979
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo