Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố 2024

Kinh doanh thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yêu của sự phát triển của kinh tế thị trường hiện nay. Không thể phủ nhận vai trò của thức ăn đường phố vì tính tiện ích, giá thành hợp lý và sự đa dạng về thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng tiểm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm bởi thường được bày bán ở vỉa hè, lòng đường, không có địa điểm cố định và không có đủ nước sạch để chế biến,… Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các chủ thể kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố sau đây:

an-toan-thuc-pham-thuc-an-duong-pho

An toàn thực phẩm thức ăn đường phố

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố đối với nơi bày bán

Điều 31 Luật An toàn thực phẩm 2010 đã quy định chi tiết về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố đối với nơi bày bán như sau:

- Người kinh doanh thức ăn đường phố cần bố trí nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn gây độc hại, các nguồn gây ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Người kinh doanh thức ăn đường phố phải bảo đảm thức ăn được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố và đảm bảo mỹ quan đường phố. Cụ thể như: Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong, các phương tiện này phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, côn trùng và động vật gây hại.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm

Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 đã quy định chi tiết về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm như sau:

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với nguyên liệu:

Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố (như: thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn) phải bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm:

+ Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố.

+ Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

+ Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay.

+ Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

+ Có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ.

+ Bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

+ Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.

+ Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.

+ Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với người kinh doanh

Điều 31 Luật An toàn thực phẩm 2010 đã quy định chi tiết về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với với người kinh doanh như sau:

- Ng­ười kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

- Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.

- Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về các điều kiện cụ thể đối với nơi bày bán, thức ăn, người kinh doanh để bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật hay thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề trên, hoặc quý khách muốn xin giấy phép an toàn thực phẩm nhanh mà không cần đi lại nhiều Quý khách hàng gặp bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, tận tình.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (524 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo