Khi mạng Internet đã mở ra những cơ hội vô cùng to lớn cho con người trong công việc, học tập, nhưng đồng thời cũng mang đến những rủi ro và thách thức vô cùng to lớn cho người dùng trong việc bảo mật thông tin trên không gian mạng công khai này. Vậy thực chất An toàn thông tin mạng là gì? Cập nhật 2022 Và tại sao nó lại cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, không chỉ đối với các tổ chức mà còn đối với từng cá nhân, đối với tôi và tất nhiên với cả bạn nữa. Mời bạn đọc cùng đi tìm hiểu với Luật ACC nhé!
1. An toàn thông tin mạng là gì?
An toàn thông tin được hiểu là một hành động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoặc ngăn cản sự truy cập, sử dụng, chia sẻ thông tin, tiết lộ, phát tán, phá hủy hoặc ghi lại những thông tin khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu. An toàn thông tin ngày nay được coi là vấn đề đáng lưu tâm hàng đầu của xã hội. Nó là một vấn đề ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, khoa học – kỹ thuật và xã hội. (Theo luật an toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13)
An toàn thông tin mạng là một dạng có an toàn thông tin đặt trong bối cảnh là không gian mạng- nơi mà chứa đựng một khối lượng khổng lồ thông tin đối với cá nhân, tổ chức.
Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì An ninh thông tin mạng là việc bảo đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hay nói một cách ngắn gọn thì an toàn thông tin quan tâm đến khía cạnh bảo vệ đối tượng là thông tin, nhắm đến các tính chất của thông tin thì an ninh thông tin lại quan tâm đến khía cạnh tác động của thông tin lên các đối tượng hoặc chủ thể tiếp nhận thông tin.
An toàn thông tin mạng là gì? Cập nhật 2022
Theo đó, một số đặc trưng của an toàn thông tin mạng được hiểu như sau:
- Tính nguyên vẹn: thể hiện các thông tin phải đúng nội dung, định dạng, đối tượng phát hành khi thông tin đến với đối tượng nhận
- Tính bảo mật: Thông tin là tuyệt mật đối với những người ngoài trừ các đối tượng được chỉ định nhận thông tin. Nếu thông tin bị phát tán đến các đối tượng khác tính bảo mật không còn nữa
- Tính khả dụng: đảm bảo sự tiện lợi, thuận tiện cho việc khai thác thông tin trên các phương tiện internet.
2. Các thành phần của an toàn thông tin mạng
Các thành phần của an toàn thông tin mạng bao gồm
▪ An toàn máy tính và dữ liệu (Computer and data security)
▪ An ninh mạng (Network security )
▪ Quản lý an toàn thông tin (Management of information security)
▪ Chính sách an toàn thông tin (Policy)
3. Mục tiêu cơ bản của an toàn thông tin mạng
+ Đảm bảo tính bảo mật
+ Đảm bảo tính toàn vẹn
+ Đảm bảo tính xác thực
+ Đảm bảo tính sẵn sàng
+ Đảm bảo tính riêng tư
4. Sự cần thiết của bảo vệ an ninh thông tin mạng
Do chúng ta sống trong “thế giới kết nối” với mức độ ngày càng “sâu” cũng đồng thời dẫn đến Ngày càng có nhiều nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin, hệ thống, mạng:
▪ Bị tấn công từ tin tặc
▪ Bị tấn công hoặc lạm dụng từ người dùng
▪ Lây nhiễm các phần mềm độc hại (vi rút, sâu,...)
▪ Nguy cơ bị nghe trộm, đánh cắp và sửa đổi thông tin
▪ Lỗi hoặc các khiếm khuyết phần cứng, phần mềm.
Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu hết các thông tin của các tổ chức, cá nhân đều được lưu trữ trên hệ thống máy tính. Cùng với sự phát triển của tổ chức là những đòi hỏi ngày càng cao của môi trường hoạt động cần phải chia sẻ thông tin của mình cho nhiều đối tượng khác nhau qua mạng. Việc mất mát, rò rỉ thông tin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thông tin, tài chính, danh tiếng của tổ chức, cá nhân.
Các phương thức tấn công thông qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp có thể dẫn đến mất mát thông tin, thậm chí có thể làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thông tin của tổ chức. Vì vậy an toàn thông tin là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề và khó đoán trước đối với các hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin là thành phần thiết yếu trong mọi cơ quan, tổ chức và đem lại khả năng xử lý thông tin, là tài sản quan trọng nhưng hệ thống thông tin cũng chứa rất nhiều điểm yếu và rủi do.
Ở một mức độ cao hơn, An ninh thông tin mạng ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia. heo Luật An ninh mạng Việt Nam, an ninh mạng là khả năng bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... An ninh mạng quốc gia là một bộ phận không thể tách rời của an ninh quốc gia, bao gồm sự bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo đảm mọi thông tin và hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trật tự, an toàn xã hội. Do vậy, việc bảo đảm an ninh quốc gia trong môi trường mạng 24h/24h luôn là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Thực tế cho thấy, các cuộc tấn công nhằm vào môi trường mạng phát triển nhanh chóng cả về hình thức lẫn quy mô, có tính chất xuyên biên giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định kinh tế - chính trị của các nước.
5. Những chính sách nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng của chính phủ
Tại Việt Nam, những năm gần đây khi mạng xã hội và nền tảng internet bắt đầu bùng nổ và phát triển. Quốc hội đã đề ra các giải pháp an toàn thông tin mạng như các bộ luật, các dự án luật được điều chỉnh phù hợp với tình hình mới này:
- Luật An toàn thông tin mạng
- Luật An Ninh mạng
- Luật cơ yếu
- Luật bảo vệ bí mật nhà nước
- Luật giao dịch điện tử nhà nước
- Ngoài ra trong một số bộ luật khác có yếu tố liên quan đến an ninh bảo mật mạng cũng được điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, để việc đảm bảo an toàn thông tin mạng được triệt để và hiệu quả nhiều tổ chức chính phủ cũng đã được thành lập như:
- Bộ Thông tin truyền thông – cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng
- Bộ công an – quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng
- Bộ quốc phòng bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia
- Ban cơ yếu chính phủ và cơ quan mật mã quốc gia
6. Giải pháp bảo vệ an ninh thông tin mạng trong bối cảnh hiện nay
Có thể thấy, công tác bảo đảm an toàn thông tin gắn liền với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; các biện pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ. Để có được điều này nhất thiết phải thông qua việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống các văn bản, cơ chế chính sách mang tính pháp quy, chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực an toàn thông tin; vì cơ chế, chính sách an toàn thông tin đưa ra các phương pháp, hệ thống các nguyên tắc đòi hỏi các hệ thống thông tin, nhân lực quản lý, vận hành phải tuân thủ, đảm bảo công tác an toàn thông tin được thực thi.
Cụ thể:
Cần Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tội phạm mạng, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, nâng cao năng lực và hợp tác trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng phục vụ việc đánh giá, xếp hạng chỉ số GCI của ITU.
Cần Tăng cường giám sát an ninh mạng và gỡ bỏ mã độc hại. Việc giám sát an toàn mạng quốc gia là hết sức cấp bách, nhằm tạo ra môi trường để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể phối hợp, chia sẻ thông tin giám sát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin.
Cần nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế về phòng chống tấn công mạng. Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các chủ thể chính trong quan hệ quốc tế, cũng như cơ hội trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, quy định, tập quán quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng nhằm ứng phó với các thách thức, bởi đây là vấn đề xuyên quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác quốc tế để cùng giải quyết các thách thức.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC đối với câu hỏi An toàn thông tin mạng là gì? Cập nhật 2022. Chúng tôi hy vọng những thông tin này là hữu ích với bạn đọc. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC để được giải đáp kịp thời nhé!
Bình luận