Chính sách an sinh xã hội hiện nay như thế nào?

CaptureChính sách an sinh xã hội hiện nay như thế nào?

Thực tiễn đã cho thấy chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nhưng trên thực tế, an sinh xã hội được thực hiện theo mức đầu tư của xã hội cùng với sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ an sinh xã hội còn thấp và thiếu cân đối. Điều này yêu cầu luật an sinh xã hội cần được xây dựng để đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách an sinh ngày càng hiệu quả; cũng như phấn đấu đến năm 2023 hệ thống về an sinh xã hội sẽ bao phủ toàn dân. Bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích về Chính sách an sinh xã hội hiện nay cũng như đăng ký gói an sinh xã hội.

1. Khái niệm về an sinh xã hội

Sau khi tổng hợp lại các ý kiến thì an sinh xã hội được hiểu theo hai nghĩa sau đây:

Theo nghĩa rộng: An sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được bình an, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội.

Theo nghĩa hẹp, An sinh xã hội là sự bảo đảm mức thu nhập và một số điều kiện cần thiết khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị mất khả năng lao động, suy giảm khả năng lao động hay mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai,...

2. Bản chất của an sinh xã hội

Bản chất của an sinh xã hội chính là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các mọi người trong xã hội mắc phải trường hợp bị suy giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác. Việc lựa chọn chính sách an sinh xã hội là điều vô cùng cần thiết. Bởi chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Cụ thể như sau:

2.1. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội 

Về chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội... và nhận sự hỗ trợ của các tổ chức hay tư nhân (các chế độ không theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ suy giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng trong xã hội.

2.2. Về cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội

Có khá nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau trong hệ thống an sinh xã hội. Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế thì một hệ thống an sinh xã hội phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức năng chính của an sinh xã hội, gồm:

  • Những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro
  • Những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro
  • Những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro

3. Mô hình chính sách an sinh xã hội

3.1. Mô hình bốn trụ cột chính sách an sinh xã hội

Mô hình này bao gồm 4 trụ cột chính sách như sau(7):

(1) Chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro trên thị trường lao động thông qua các chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tín dụng, tạo việc làm, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo đơn chiều, đa chiều, bền vững.

(2) Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro về sức khỏe khi ốm đau, tai nạn, tuổi già và khi bị thất nghiệp thông qua các hình thức, cơ chế bảo hiểm xã hội để bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị suy giảm.

(3) Chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên cho người dân khắc phục các rủi ro khó lường, vượt quá khả năng kiểm soát như mất mùa, đói nghèo.

(4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản - trụ cột an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý. Trụ cột này thể hiện rất rõ yếu tố “mô hình sàn an sinh xã hội” khi xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Đặc trưng của hệ thống chính sách an sinh xã hội trước đổi mới đều trợ giúp cho các nhóm đối tượng đặc thù của Việt Nam là những người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người nghèo, hộ gia đình, địa phương nghèo. Từ khi đổi mới đến nay các trụ cột đều đồng thời được thực hiện. Tuy nhiên, hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam đang gặp nhiều rào cản trong việc đảm bảo phổ cập an sinh.

3.2. Mô hình chính sách an sinh xã hội theo vòng đời

Về lý thuyết thì vòng đời cho thấy cuộc đời con người là một quá trình sống gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đòi hỏi một số loại chính sách an sinh xã hội nhất định. Có thể phân biệt nhóm chính sách an sinh xã hội theo vòng đời như sau:

(1) Tuổi trước khi đến trường bao gồm cả giai đoạn mang thai và thơ ấu. Giai đoạn này đòi hỏi chính sách an sinh xã hội như chế độ thai sản, trợ cấp trẻ em, trợ cấp tử tuất.

(2) Tuổi đến trường: giai đoạn này đòi hỏi chính sách an sinh xã hội trong giáo dục như hỗ trợ học bổng, trợ cấp trẻ em mồ côi, trợ cấp tử tuất.

(3) Tuổi thanh niên: đây là tuổi quá độ vào thị trường lao động việc làm với các rủi ro thất nghiệp, ốm đau, tai nạn. Do vậy, giai đoạn này đòi hỏi các chính sách an sinh xã hội tương ứng để trợ giúp thanh niên kịp thời.

(4) Tuổi lao động: giai đoạn này đòi hỏi hầu như tất cả các loại chính sách an sinh xã hội từ bảo đảm việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo đến trợ giúp xã hội đột xuất , thường xuyên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và các dịch vụ xã hội cơ bản.

(5) Tuổi già: giai đoạn này đòi hỏi đảm bảo an sinh xã hội về lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi.

Tuy nhiên với mô hình này thì đa số người lao động nằm trong khu vực phi chính thức chưa được bảo đảm an sinh xã hội một cách đầy đủ và đa số không có triển vọng được nhận lương hưu khi họ đến tuổi nghỉ hưu.

Như vậy, để đảm bảo chính sách an sinh xã hội và đăng ký gói an sinh xã hội được thực hiện một cách dễ dàng và đảm bảo mức thu nhập cho những người trong quy định của Luật an sinh xã hội 2014 thì nhà nước cần chú trọng vào việc hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước cũng như làm rõ các nội hàm của phạm trù an sinh xã hội. Bài viết trên Luật ACC đã chia sẻ một số thông tin bổ ích đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề an sinh xã hội có thể phản hồi trực tiếp dưới bài viết này hoặc liên hệ qua hotline 1900.3330 để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo