Tách hộ khẩu là một trong những thủ tục hành chính được quy định trong pháp luật về cư trú. Khi thực hiện thủ tục này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là làm thay đổi thông tin cư trú của người dân, thay đổi cả đến dữ liệu quản lý dân cư của cơ quan nhà nước. Ai có quyền tách hộ khẩu là một vướng mắc phổ biến khi mà nhiều người lo lắng chủ hộ sẽ tự ý tách hộ của mình khi có mâu thuẫn. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
1. Chủ hộ là ai?
Để biết được ai có quyền tách hộ khẩu thì trước hết chúng ta cần hiểu được hộ là gì và chủ hộ là ai, họ có quyền gì?
- Hộ gia đình là tập hợp những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột và đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hình thức hộ gia đình với cơ quan nhà nước.
- Căn cứ Khoản 4, Điều 10, Luật cư trú 2020 quy định chủ hộ là người có những đặc đểm sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử
+ Trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định
+ Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ
2. Chủ hộ ai có quyền tách hộ khẩu?
Có thể thấy rằng, chủ hộ là người có chức năng đại diện cho hộ gia đình trong việc quản lý cư trú của nhà nước để dễ dàng hơn. Vậy ai có quyền tách hộ khẩu? Chủ hộ có quyền tự ý tách khẩu những thành viên trong hộ gia đình hay không?
- Theo quy định tại Luật cư trú 2020 thì chủ hộ có những quyền sau:
+ Thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú
+ Tạo điều kiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú
+ Thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết để xóa đăng ký thường trú và tạm trú của thành viên đó.
Như vậy, chủ hộ không có quyền tự ý tách khẩu của thành viên trong hộ gia đình. Chủ hộ chỉ có chức năng đại diện cho thành viên thực hiện thủ tục này khi thành viên có ủy quyền.
3. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quy định về cư trú
Tại Khoản 1, điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
- Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú - Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng - Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. |
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng |
- Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú - Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú - Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật - Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật |
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
- Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú - Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú - Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng |
Như vậy, chỉ những ai có quyền tách hộ khẩu là bản thân thành viên muốn tách đăng ký hoặc chủ hộ/người được thành viên ủy quyền để thực hiện. Nếu vi phạm những quy định này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy mức độ hành vi. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu Qúy khách hàng còn bất kỳ những vướng mắc nào khác cần được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận