Hiện nay nhu cầu đi nước ngoài đang tăng cao sau khi bị hạn chế bởi hai năm đại dịch Covid-19. Đó có thể là đi du lịch, đi du học, đi vì yêu cầu công việc hay các lý do khác. Châu Âu là điểm đến được nhiều người Việt Nam cân nhắc lựa chọn khi muốn đi nước ngoài vì khí hậu mát mẻ và nhiều ưu điểm khác. Cũng vì lý do đó mà có nhiều người muốn tìm hiểu về Visa đi châu Âu. thông qua bài viết Tìm hiểu cụ thể các loại visa Châu Âu schengen, công ty luật ACC sẽ cung cấp đến các bạn các thông tin liên quan đó.
1. Visa Schengen là gì?
1.1. Định nghĩa
Khối Schengen là khu vực bao gồm 26 nước châu Âu đã chính thức bãi bỏ các hình thức kiểm soát biên giới, cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên. Khu vực được lấy tên theo Hiệp ước Schengen ký kết năm 1985 tại thị trấn Schengen, Luxembourg.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khối Schengen và EU (Liên minh châu Âu). Bạn cần nắm rõ rằng hai nhóm này không phải là một. Thực chất, một số quốc gia trong EU không thuộc Schengen và ngược lại.
26 quốc gia thuộc khối Schengen bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein.
Xem thêm: Xin visa châu âu nước nào dễ nhất?
1.2. Lưu ý khi xin visa Schengen
Do visa khối Schengen có thể dùng để đi được tất cả các nước trong khối, nên việc xác định được lãnh sự quán mà bạn định xin visa là điều rất quan trọng.
- Nếu chỉ đến 1 nước, phải xin visa ở nước đó.
- Nếu đến 2 nước trở lên, bạn cần xin visa ở nước mà bạn lưu trú lâu nhất (Your main destination). Hoặc nếu thời gian lưu trú ở các nước bằng nhau, hãy xin visa ở nước mà bạn đến đầu tiên (Your First destination).
2. Phân biệt các loại visa Schengen
Visa Schengen loại A
Visa Schengen loại A còn được gọi là visa quá cảnh, cho phép du khách lưu trú lại 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi đi đến nước thứ 3 và KHÔNG ĐƯỢC rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Đáng buồn là loại visa này hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam. Vậy nên nếu muốn quá cảnh ở một quốc gia Schengen, bạn cần xin visa loại C.
Visa Schengen loại C
Visa Schengen loại C là thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong vào 6 tháng sau khi được cấp visa. Ngay khi bạn nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa đã được tính rồi nhé. Bạn có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân hay quá cảnh.
Visa Schengen loại D
Visa Schengen Loại D là thị thực dài hạn, có hiệu lực đến tận 180 ngày. Visa này nhằm hỗ trợ cho mực đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp giấy phép cư trú.
Visa một lần nhập cảnh
Visa nhập cảnh một lần cho phép đương đơn chỉ được vào Khu vực Schengen một lần, trong khoảng thời gian nhất định, thông tin này được hiển thị trên visa được dán trên hộ chiếu của họ. Khi người được cấp visa rời khỏi lãnh thổ Schengen, đương đơn không thể sử dụng visa này để nhập cảnh lại 1 lần nữa mà phải xin cấp mới, ngay cả khi visa.
Một số đương đơn hiểu nhầm về loại visa nhập cảnh một lần, đó là về số lượng quốc gia mà đương đơn được phép nhập cảnh và visa này cho phép họ vào một quốc gia duy nhất.
Visa nhập cảnh hai lần
Nhìn chung, visa nhập cảnh hai lần cũng được áp dụng theo quy định trong visa được dán ở hộ chiếu. Sự khác biệt duy nhất giữa một lần nhập cảnh và thị thực nhập cảnh hai lần, sau khi rời khỏi Schengen, bạn vẫn được phép nhập cảnh 1 lần nữa.
Tuy nhiên, bạn nên hết sức cẩn thận để không vượt quá số ngày bạn được phép lưu trú ở Schengen. Với loại visa này, khi bạn rời Khu vực Schengen lần thứ hai, bạn không còn quyền quay lại, mà bạn phải xin visa mới. Tuy nhiên, nếu bạn đã có được thị thực nhập cảnh nhiều lần và bạn là khách du lịch thường xuyên đến khu vực Schengen, bạn có nhiều khả năng được cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần.
Visa nhập cảnh nhiều lần
Visa nhập cảnh nhiều lần cho phép đương đơn xuất nhập cảnh tại Khu vực Schengen nhiều lần trong khoảng thời hạn của visa.
Dựa trên tần suất bạn di chuyển đến khu vực Schengen, bạn có thể nộp đơn và nhận được một trong các loại thị thực nhập cảnh sau đây:
Visa nhập cảnh 1 năm
Visa nhập cảnh 3 năm
Visa nhập cảnh 5 năm
Visa Schengen 1 năm
Bạn có thể có được thị thực này với điều kiện bạn đã có được và sử dụng hợp pháp ba thị thực trong vòng hai năm trước. Khi bạn nộp đơn xin thị thực này, bạn sẽ cần đưa ra bằng chứng về những gì thị thực trước đây của bạn và các chuyến đi bạn đã thực hiện đến Khu Schengen.
Visa thời hạn 1 năm cho bạn quyền vào Khu vực Schengen bao nhiêu lần bạn muốn, miễn là bạn không ở lại quá 90 ngày trong khoảng thời gian này.
Visa Schengen 3 năm
Visa thời hạn 3 năm được cấp cho những người nộp đơn đã lấy và sử dụng hợp pháp một thị thực nhập cảnh nhiều lần trước đó có hiệu lực trong một năm trong vòng hai năm trước đó.
Thị thực này trao quyền cho chủ sở hữu của nó để vào Khu vực Schengen nhiều lần như họ muốn trong khoảng thời gian ba năm. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, người giữ visa bị giới hạn ở lại EU không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày.
Visa Schengen 5 năm
Visa thời hạn 5 năm được cấp cho những người đã lấy và sử dụng hợp pháp một thị thực nhập cảnh nhiều lần trước đó có giá trị ít nhất hai năm trong vòng ba năm trước đó.
Thị thực này cho phép bạn vào 26 quốc gia ở châu Âu bao nhiêu lần bạn muốn, trong vòng năm năm, ngay khi bạn không vi phạm quy tắc 90/180 ngày.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn gia hạn visa schengen
3. Những giấy tờ bắt buộc khi xin Visa Châu Âu là gì?
Lưu ý: Các văn bản đều phải viết bằng tiếng Anh.
- Đơn xin visa Châu Âu.
- Hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh Châu Âu (bản chính + bản sao, không công chứng).
- Hai tấm hình 3,5 cm x 4,5 cm (nền trắng) chụp trong 6 tháng gần nhất.
- Sổ hộ khẩu:
- Bản chính + bản sao (không công chứng).
- 01 bản được dịch sang tiếng Anh.
- Bản dịch thuật phải được đơn vị dịch thuật có thẩm quyền thực hiện. Vì chỉ có họ mới đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý để chứng nhận nội dung bản dịch này.
- CMND (bản chính + bản sao, không công chứng).
- Giấy tờ chứng minh chuyến đi:
- Giấy đặt vé máy bay.
- Lịch trình chi tiết chuyến đi: nêu rõ những nước bạn sẽ đi, và những hoạt động bạn sẽ làm tại mỗi thành phố. Ví dụ, tới Paris vào ngày 25/4, tham qua bảo tàng Louvre, dạo sông Seine và mua đồ lưu niệm.
- Đặt phòng khách sạn.
- Giấy tờ chứng minh bạn sẽ quay lại Việt Nam:
- Sổ tiết kiệm.
- Giấy xác nhận công việc và giấy xác nhận nghỉ phép, nếu bạn là sinh viên thì cần giấy xác nhận của trường.
- Hôn thú, khai sinh của con cái.
- Giấy tờ chứng minh tài chính:
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng: không được quá 3 tháng.
- Sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất.
- Giấy tờ sở hữu nhà, xe hơi (nếu có)
- Bảo hiểm du lịch:
- Bản chính + 01 bản sao
- Đảm bảo mua đủ số ngày của cả chuyến đi
- Bảo hiểm phải có hiệu lực ở tất cả các nước thuộc khu vực Schengen
- Bảo hiểm phải có mức bồi thường ít nhất là €30.000.
Xem thêm: Quy định mới về xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
4. Các câu hỏi có liên quan
Thời gian từ Việt Nam qua Đức mất bao lâu?
Thời gian bay từ Việt Nam sang Đức trung bình kéo dài từ 12h05m với chuyến bay thẳng và có thể lên đến 22h đối với các chuyến bay 1 điểm dừng. Cũng tùy vào việc bạn chọn khởi hành từ đâu (Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. HCM) và hạ cánh tại (Berlin, Frankfurt hay Munich)
Thụy Sĩ cách Việt Nam bao nhiêu km?
Với khoảng cách từ Việt Nam đến Thụy Sĩ là gần 10,000 km, đây là một khoảng cách vô cùng xa, nhưng khi di chuyển bằng đường hàng không thì thời gian bay từ Việt Nam sang Thụy Sĩ mất ít nhất 16 tiếng đồng hồ.
Những trường hợp nợ xấu có xin được visa không?
Trong một số trường hợp, nếu bạn đang bị nợ xấu, ngân hàng thấy bạn đang có những hành vi và dấu hiệu trốn nợ, hoặc số nợ nằm ngoài khả năng chi trả của bạn thì ngân hàng sẽ có quyền đề nghị cấm xuất nhập cảnh đối với trường hợp này.
ACC đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến Tìm hiểu cụ thể các loại visa Châu Âu schengen. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy bình luận xuống phía bên dưới ACC sẽ giải đáp giúp bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận