Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Hiện nay, Các cấp bậc trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay tương đối phức tạp.Mời các bạn kham khảo bài viết Quân hàm 1 sao 2 gạch trong quân đội sẽ giữ chức vụ gì ? Để biết thêm thông tin về vấn đề này, mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi.
Các cấp bậc trong quân đội Việt Nam
I. Cấp bậc trong quân đội là gì?
Cấp bậc trong quân đội là hệ thống xác định mức độ quyền lực, trách nhiệm và thời gian phục vụ của một thành viên trong quân đội. Nó thường được biểu thị bằng các chức vụ hoặc mức cấp bậc như binh sĩ, trung úy, đại tá, và nhiều cấp bậc khác. Cấp bậc quyết định cả trình tự lãnh đạo và lối thăng tiến nghề nghiệp trong quân độ.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về 2 vạch 1 sao là cặp gì trong công an? hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: 2 vạch 1 sao là cặp gì trong công an?
II. Các cấp bậc trong quân đội Việt Nam
Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, mỗi cấp có 04 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp:
CẤP TƯỚNG |
|
1 | Đại tướng |
2 | Thượng tướng, Đô đốc Hải quân |
3 | Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân |
4 | Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân |
CẤP TÁ |
|
1 | Đại tá |
2 | Thượng tá |
3 | Trung tá |
4 | Thiếu tá |
CẤP ÚY |
|
1 | Đại úy |
2 | Thượng úy |
3 | Trung úy |
4 | Thiếu úy |
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 03 bậc:
1- Thượng sĩ;
2- Trung sĩ;
3- Hạ sĩ.
Quân hàm binh sĩ chia thành 02 bậc:
1- Binh nhất;
2- Binh nhì.
III. Mẫu hình ảnh quân hàm quân đội nhân dân việt Nam mới nhất
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện với các hình thức như sau:
1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
4. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm
a) Hình dáng: Hình chữ nhật.
b) Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân.
c) Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch:
Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;
Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;
Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.
5. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.
d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.”
IV. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ
Hiện nay, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm được quy định như sau:
- Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
- Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
- Trung tá: nam 51, nữ 51;
- Thượng tá: nam 54, nữ 54;
- Đại tá: nam 57, nữ 55;
- Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
V. Quy định phong thăng quân hàm quân đội được cập nhật 2023
1. Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ
-Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng”.
2. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
Các cấp bậc trong quân đội Việt Nam
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm; Trung úy lên Thượng úy: 3 năm; Thượng úy lên Đại úy: 3 năm; Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm; Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm; Trung tá lên Thượng tá: 4 năm; Thượng tá lên Đại tá: 4 năm; Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm.
- Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm”.
3.Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn
Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý”.
Trong bài viết về "Quân hàm 1 sao 2 gạch trong quân đội sẽ giữ chức vụ gì?" chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hệ thống cấp bậc quân hàm của quân đội nhân dân Việt Nam, từ cấp Úy đến cấp Tướng, qua đó thấy rõ sự phức tạp và tinh tế của hệ thống này. Bài viết đã đưa ra mẫu hình ảnh quân hàm mới nhất, từ cấp sĩ quan đến hạ sĩ quan và binh sĩ, nhằm giúp độc giả dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về những biểu tượng này.
Hệ thống phong thăng quân hàm cũng được đề cập, với những quy định cụ thể về đối tượng, thời hạn và điều kiện cần có để thăng quân hàm. Điều này cho thấy quá trình phát triển sĩ quan không chỉ dựa trên thâm niên và kinh nghiệm, mà còn phụ thuộc vào việc hoàn thành nhiệm vụ, đạt thành tích, và các yếu tố khác.
Bài viết cũng đã nhấn mạnh về vai trò và trách nhiệm của các sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam, không chỉ đối với quân ngũ mà còn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ không chỉ đảm nhận các nhiệm vụ quân sự, mà còn là một phần quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển của đất nước.
Tổng kết lại, thông qua việc tìm hiểu về quân hàm và hệ thống phong thăng quân hàm trong quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta thấy được sự nghiêm túc, tỉ mỉ và tinh tế trong việc quản lý, xếp hạng cũng như đề cao phẩm chất chính trị, nghĩa vụ quân sự và nghề nghiệp của các sĩ quan. Đây không chỉ là những biểu tượng, mà còn là những tượng đài đầy ý nghĩa trong hành trình bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân.
Các cấp bậc trong quân đội Việt Nam
VI. Mọi người cũng hỏi
1. Quân đội Việt Nam có những cấp bậc chính thế nào?
- Trong quân đội Việt Nam, các cấp bậc chính bao gồm binh sĩ, trung úy, đại úy, thiếu tá, đại tá, thiếu tướng, tướng, và nhiều cấp bậc khác.
2. Làm thế nào để thăng tiến qua các cấp bậc trong quân đội Việt Nam?
- Thăng tiến trong quân đội Việt Nam thường dựa vào năng lực, trình độ, và thời gian phục vụ của từng người. Người ta thường phải hoàn thành các khóa đào tạo và có hiệu suất làm việc tốt để được thăng cấp.
3. Các cấp bậc trong quân đội Việt Nam ảnh hưởng đến nhiệm vụ và trách nhiệm của một thành viên như thế nào?
- Các cấp bậc trong quân đội Việt Nam quy định mức độ quyền lực và trách nhiệm. Cấp bậc cao hơn thường đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo và quản lý lớn hơn, trong khi cấp bậc thấp hơn thường tham gia vào các nhiệm vụ thực thi dưới sự chỉ đạo của cấp bậc cao hơn. Các cấp bậc còn ảnh hưởng đến mức độ kỹ năng và chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận