Ngày nay, trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán tại Việt Nam, ngoài các sản phẩm chứng khoán cơ sở, thị trường xuất hiện thêm sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng phái sinh. Hợp đồng phái sinh giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán (hay còn gọi là chứng khoán phái sinh). Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Hợp đồng phái sinh là gì? Cách tính giá hợp đồng phái sinh. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung này trong bài viết dưới đây.

1. Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai. Chứng khoán phái sinh bao gồm bốn loại như sau:
- Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng hoán đổi
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, chỉ mới cho phép giao dịch Hợp đồng tương lai đối với chỉ số cổ phiếu (Tài sản cơ sở là chỉ số VN30) và trái phiếu chính phủ (tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm hoặc kỳ hạn 10 năm).
2. Hợp đồng phái sinh là gì?
Hợp đồng phái sinh là hợp đồng tài chính được thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên để giao dịch tài sản cơ sở (chẳng hạn như là trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ, lãi suất, hàng hóa…). Đây là loại hợp đồng được tạo ra với mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia hợp đồng. Trên thực tế, việc tham gia hợp đồng phái sinh không chỉ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro mà nó còn có thể giúp nhà đầu tư sinh lợi nhuận cao hơn.
3. Cách tính giá hợp đồng phái sinh
Quy tắc tính giá hợp đồng tương lai dựa trên chênh lệch giá thanh toán cuối ngày với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi vị thế, tính riêng theo từng mã hợp đồng. Sau khi có chênh lệch thì bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư.
Công thức tính chênh lệch (lãi/lỗ) vị thế cuối ngày là:
VM cuối ngày= (DSPt – VWAP)* Số HĐ* Hệ số nhân
Trong đó:
- VWAP là giá bình quân gia quyền theo số lượng
- DSP là chênh lệch giá thanh toán cuối ngày
Có 4 trường hợp VWAP như sau:
- Nhà đầu tư ở vị thế mua: VWAP= Giá bình quân gia quyền mua.
- Nhà đầu tư ở vị thế bán: VWAP= Giá bình quân gia quyền bán.
- Số hợp đồng: dấu (+) nếu vị thế mua, dấu (-) nếu vị thế bán.
- Trường hợp không phát sinh giao dịch trong ngày VWAP = DSPt-1
Ví dụ:
Trong phiên giao dịch đầu tiên, nhà đầu tư mở 4 vị thế mua VN30F1903 với giá 915. Sau đó, tiếp tục mở 2 vị thế mua VN30F1903 có giá 920. Nhà đầu tư giữ vị thế mua đến hết phiên, DSP là 918.
Theo cách tính ở trên ta có:
Giá bình quân gia quyền mua lúc này là: (4*915 + 2*920)/6 = 916,67
VM = (918 – 916,67)*6*100.000 = 798.000. Lợi nhuận nhà đầu tư thu được là 798.000 đồng.
4. Một hợp đồng phái sinh hết bao nhiêu tiền?
Tùy theo từng quy định, mà cần số tiền nhất định để ký quỹ hợp đồng phái sinh. Có thể lấy ví dụ như sau:
- Theo quy định ký quỹ tại VNDIRECT, mức ký quỹ ban đầu 13.5% và đảm bảo tỷ lệ tài khoản ở mức an toàn 80%, nhà đầu tư cần ký quỹ tổng cộng 16.875% giá trị hợp đồng để tham gia giao dịch.
Ví dụ: nhà đầu tư đặt mua hợp đồng tương lai tháng 8 (VN30F1808) hiện tại là 900 điểm.
Số tiền Quý khách cần có : 900 *100,000 đ * 16.875% = 15 triệu 187 nghìn 500 đồng để tham gia mua/bán 1 hợp đồng.
Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro bị đóng vị thế, các nhà đâu nên ký quỹ nhiều hơn quy định. Ngoài ra, khi giá hợp đồng tương lai tăng lên thì tiền ký quỹ cũng tăng lên.
- Theo quy định về hợp đồng phái sinh VPS, mỗi phiên giao dịch phái sinh sẽ tùy thuộc vào điểm số của hợp đồng trên sàn thời điểm mua vào cộng với tỷ lệ ký quỹ và phí dịch vụ tham gia chứng khoán phái sinh của từng loại tài khoản mà bạn sẽ biết được giá 1 hợp đồng phái sinh là bao nhiêu.
Ví dụ: Ngày 15/7/2021 là ngày đáo hạn của hợp đồng VN30F2107, trong đó thời gian phái sinh diễn ra sớm hơn giao dịch cơ sở, cùng thời gian các phiên khớp lệnh và phiên ATC diễn ra, thì khi tính giá tiền hợp đồng cần có các yếu tố sau:
+ Mức ký quỹ của VPS là 13%
+ Chỉ số của VN30 thời điểm hiện tại là 1440
Khi đó để xác định được giá 1 hợp đồng thì nhà đầu tư cần
1440 * 100.000 * 13% = 18.720.000 VND
Như vậy trong tường hợp nhà đầu tư mua Long ở thời điểm phải sinh giá 1440 và bán ở mức giá 1441. Như vậy, Nhà đầu tư có thể lời (1441 – 1440)*10*100.000 = 1.000.000 VND ( Nếu lỗ thì cũng tính tương tự)
Vậy thì với chỉ số điểm của VN30 và mức ký quỹ, quy mô hợp đồng thì mọi người có thể tự xác định được số tiền mua 1 hợp đồng phái sinh VPS ở mức ký quỹ 13%.
Trên đây là các nội dung có liên quan đến Một hợp đồng phái sinh hết bao nhiêu tiền?
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc các thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận