Thủ tục hải quan xuất khẩu tôm hùm cập nhật 2024

Tôm, trong đó có tôm hùm là một trong những mặt hàng thủy sản mà khi sử dụng có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người, chính vì vậy, việc nhập khẩu hay xuất khẩu mặt hàng này được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về xuất khẩu tôm và thủ tục hải quan khi xuất khẩu tôm hùm là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu Tôm Hùm

Thủ tục hải quan xuất khẩu tôm hùm

1. Định nghĩa về xuất khẩu

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu hàng hóa cụ thể như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

2. Điều kiện xuất khẩu tôm hùm

Để có thể xuất khẩu tôm hùm ra nước ngoài, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT gồm:

- Cấm xuất khẩu:

Cấm xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Xuất khẩu không phải xin phép:

+ Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

+ Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

- Xuất khẩu phải xin phép:

Thương nhân được xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này trong một số trường hợp để thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này và Điều 6 Thông tư này. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

Nhưng vậy, tôm hùm không được liệt kê trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tuy nhiên, nó là một trong những loài thủy sản được liệt kê trong danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện do đó, cần phải xin phép khi xuất khẩu loại tôm này.

Ngoài ra, để được cấp phép xuất khẩu tôm các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cần phải thỏa mãn điều kiện đối với hoạt động xuất nhập khẩu tôm như sau:

2.1 Hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu tôm hùm

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 31, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu gồm:

- Đơn đăng ký xuất khẩu theo Mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) và bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

- Giấy phép xuất khẩu thủy sản theo Mẫu số 02/TS ban hành kèm theo Thông tư này.

- Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

2.2 Thủ tục đăng ký giấy phép xuất khẩu tôm hùm ra nước ngoài

Để đủ điều kiện xuất khẩu tôm ra nước ngoài, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục sau:

- Giấy phép lưu hành tự do – CFS

Giấy phép lưu hành tự do – CFS (Certificate Of Free Sale) là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm; hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm; hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Hồ sơ xin giấy phép CFS được C.A.O thực hiện trọn gói cho khách hàng, sau khi doanh nghiệp ký tên – đóng dấu hợp lệ, C.A.O đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi cho đến khi hoàn thành

Thời gian thực hiện: 05 – 07 ngày làm việc

- Giấy chứng nhận y tế – HC

Giấy chứng nhận y tế – HC (Health Certificate) được cấp cho thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ; vật liệu bao gói; chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

3. Xử vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi xuất khẩu tôm hùm

Theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP các trường hợp vi phạm việc xuất nhập khẩu tôm sẽ bị xử lý:

- Phạt hành chính đối với các hành vi xuất khẩu tôm nằm trong danh mục cấm, bị hạn chế hoặc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài sẽ có khả năng bị tước quốc tịch và yêu cầu rời khỏi Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục hải quan xuất khẩu tôm hùm, nếu các bạn có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo