Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm xử lý các vi phạm hành chính nhẹ, không cần lập biên bản. Quyết định này nêu rõ hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, và các căn cứ pháp lý, đảm bảo việc xử phạt được thực hiện nhanh chóng và hợp pháp.

Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Khái quát quy định về vi phạm hành chính, xử phạt hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các quy định của pháp luật hành chính, gây hậu quả xấu đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Xử phạt hành chính là biện pháp trừng phạt vi phạm hành chính, nhằm răn đe, giáo dục người vi phạm, góp phần đảm bảo thực hiện pháp luật.

Các hình thức xử phạt hành chính thường gặp:

  • Cảnh cáo: Là hình thức khiển trách công khai người vi phạm.
  • Phạt tiền: Buộc người vi phạm nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép: Tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép đã cấp.
  • Khác: Các hình thức xử phạt khác tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

2. Trường hợp nào xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản ?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, xử phạt hành chính không lập biên bản được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Xử phạt cảnh cáo: Đối với cả cá nhân và tổ chức.

- Phạt tiền:

    • Đối với cá nhân: Phạt tiền đến 250.000 đồng.
    • Đối với tổ chức: Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản 

Mẫu quyết định số 01

CƠ QUAN (1)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: .../QĐ-XPHC

(2)………, ngày …… tháng …… năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản*

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)

Căn cứ Điều 56, Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ (4)....................................................................................................................... ;

(*)

Căn cứ Quyết định số: ..../QĐ-GQXP ngày …/…/…… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

  1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản đối với <ông (bà)/tổ chức>(**) có tên sau đây:

(**):............................................................................... Giới tính:…………

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../……………… Quốc tịch:................................................

Nghề nghiệp: ..................................................................................................................

Nơi ở hiện tại: .................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:....................................................................... ;

ngày cấp:……/……/…………; nơi cấp: .......................................................................

(**): ...................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

.........................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ......................................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:.............

...................................... ; ngày cấp:..../..../…………; nơi cấp:…………………………

Người đại diện theo pháp luật: (5) ........................................... Giới tính:………………

Chức danh: (6) .................................................................................................................

  1. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính:(7)...............................................................
  2. Quy định tại:(8) ............................................................................................................
  3. Địa điểm xảy ra vi phạm: ...........................................................................................
  4. Các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm (nếu có): ....................................

Điều 2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng:

  1. Hình thức xử phạt chính:(9) .........................................................................................

Mức tiền phạt:(10) ............................................................................................................

(Bằng chữ: ..................................................................................................................... )

  1. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):

a) Hình thức xử phạt: (11) ................................................................................................

.........................................................................................................................................

b) Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là ..... (**) kể từ ngày nhận được Quyết định này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): .....................................................................

a) Biện pháp: (12) .............................................................................................................

.........................................................................................................................................

b) Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là .... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Quyết định này được:

  1. Giao cho ông (bà) (13) ………………………………………… là (**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

<Ông (bà)/Tổ chức>(**) có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà <ông (bà)/tổ chức>(**) (14) ……………………… không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

a) Trong trường hợp bị xử phạt tiền, <ông (bà)/tổ chức>(**) có tên tại Điều 1 nộp tiền phạt tại chỗ cho người đã ra quyết định xử phạt.

Trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, thì <ông (bà)/tổ chức>(**)  có tên tại Điều 1 phải nộp tiền phạt tại (15) .................................................................................................
hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số: (16) ………………………… của(17) .....................
trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

b) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ (18) ..........................
để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

c) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) (14) ………………………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho (17)........................................................................................ để thu tiền phạt.

3. Gửi cho (19) ................................................................................ để tổ chức thực hiện.

4. Gửi cho (20) ................................................................ để biết và phối hợp thực hiện./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Lưu: Hồ sơ.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (21)

(Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên)

 (***) Quyết định đã giao trực tiếp cho (**) bị xử phạt vào hồi.... giờ .... phút, ngày ……/……/………

NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ và tên)

* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

4. Hướng dẫn điền mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản 

(*) Áp dụng đối với trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

(**) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

(***) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.

(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm, ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản (tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).

(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm.

(8) Ghi cụ thể điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(9) Ghi cụ thể hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) theo từng trường hợp: Cảnh cáo/Phạt tiền,

(10) Ghi cụ thể mức tiền phạt (bằng số và bằng chữ) trong trường hợp phạt tiền.

(11) Ghi cụ thể hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng theo từng trường hợp:

- Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thi ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.

- Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tính, số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng hoặc số tiền (ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) tương đương với trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ.

- Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

- Trường hợp không thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.

(12) Ghi cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện.

Trường hợp không thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.

(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.

(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt,

(15) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.

(16) Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản,

(17) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.

(18) Ghi cụ thể theo từng trường hợp: Tên của một trong các loại giấy tờ/tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(19) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

(20) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan theo từng trường hợp:

- Trường hợp xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì ghi họ và tên của cha/mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.

- Trường hợp xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài thì ghi: (i) Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (ii) Tên của cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam; (iii) Tên của cơ quan Công an quản lý người nước ngoài bị trục xuất.

(21) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký Quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.

5. Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc pháp luật: Tất cả các hoạt động xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ pháp luật.
  • Nguyên tắc công bằng: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
  • Nguyên tắc minh bạch: Quá trình xử lý phải được thực hiện công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người vi phạm được bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
  • Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời: Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo tính răn đe.
  • Nguyên tắc kết hợp giữa xử lý vi phạm hành chính với giáo dục, răn đe: Bên cạnh việc xử phạt, cần có biện pháp giáo dục, răn đe để người vi phạm nhận thức được lỗi lầm và không tái phạm.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo