Thực phẩm không an toàn là gì?

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp thiết trong thời đại hiện nay. Vậy không an toàn thực phẩm là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. An toàn thực phẩm là gì?

An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

Không An Toàn Thực Phẩm Là GìThực phẩm không an toàn là gì?

2. Không an toàn thực phẩm là gì?

Một thực phẩm được xem là không an toàn khi nó có chứa các tác nhân gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Các tác nhân đó gồm: tồn dư các thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, phẩm màu độc hại, chất bảo quản, kim loại, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép, thực phẩm biến chất, các độc tố tự nhiên trong thực phẩm hay cáctác nhân sinh học gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc…

Ngày nay, phần lớn năng lượng thực phẩm cần thiết cho dân số ngày càng tăng trên thế giới được cung cấp bởi ngành công nghiệp thực phẩm. An toàn thực phẩm và an ninh lương thực được giám sát bởi các cơ quan như Hiệp hội bảo vệ thực phẩm quốc tế, Viện tài nguyên thế giới, Chương trình lương thực thế giới, Tổ chức lương thực và nông nghiệp và Hội đồng thông tin thực phẩm quốc tế. Họ giải quyết các vấn đề như tính bền vững, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, kinh tế dinh dưỡng, tăng trưởng dân số, cung cấp nước và tiếp cận với thực phẩm.

3. Trách nhiệm bồi thường khi thực phẩm không an toàn

3.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường

Khi thực phẩm được sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng thì thường có sự tham gia của nhiều chủ thể và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó, nếu thực phẩm không an toàn thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có thể là một hoặc nhiều chủ thể khác nhau.

Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì bảo đảm an toàn thực phẩm là “trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm…”“tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hàng hóa không bảo đảm chất lượng nói chung và thực phẩm không an toàn nói riêng, theo Điều 608 BLDS 2015 thì “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Khi hàng hóa không bảo đảm chất lượng nói chung và thực phẩm không an toàn nói riêng thì theo quy định của pháp luật, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhà sản xuất, kinh doanh. Riêng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thường đặt ra đối với nhà sản xuất thực phẩm không an toàn. Điều này cũng tương đồng với quy định pháp luật của một số quốc gia.

3.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường

3.2.1. Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 không có quy định về thiệt hại được bồi thường, nhưng Điều 608 BLDS năm 2015 có quy định về vấn đề này trong phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên việc xác định thiệt hại trong trường hợp này cũng theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Riêng với Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định rõ các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng gồm: “Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại; Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người; Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Đối với trường hợp thiệt hại do thực phẩm không an toàn gây ra trên thực tế thì thường là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, ví dụ: bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, khoản 1 Điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

3.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Khi hàng hóa không bảo đảm chất lượng nói chung và thực phẩm không an toàn nói riêng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì hành vi trái pháp luật được xác định là hành vi trái với các quy định cụ thể của các luật như: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Với trường hợp sản xuất thực phẩm không an toàn gây ra thiệt hại, theo Điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, hành vi của nhà sản xuất bị coi là trái pháp luật khi:

  • Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm
  • Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép
  • Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

3.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và do thực phẩm không an toàn gây ra nói riêng phát sinh dựa vào 3 căn cứ trên. Về vấn đề lỗi, khoản 1 Điều 23 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 không đặt ra yêu cầu về lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường và điều này cũng phù hợp với BLDS năm 2015. Theo đó, Điều 584 và Điều 608 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” và “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, Điều 61 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 lại quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên yếu tố lỗi như sau: “Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa…”. Điều này làm cho các quy định hiện hành của nước ta về vấn đề bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng nói chung và thực phẩm không an toàn nói riêng gây ra không có sự thống nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về thắc mắc không an toàn thực phẩm là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo