Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu (2024)

Việc tiêu thụ rượu đóng một vai trò xã hội quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các quốc gia đều có luật điều chỉnh việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn. Chính vì vậy, pháp luật nước ta cũng có những quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu. 

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu sẽ phải thực hiện các bước để được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu trước khi tiến hành hoạt động. Nắm rõ các quy định về việc làm thủ tục cấp phép là điều hết sức cần thiết.

ACC gửi đến bạn bài viết dưới đây về Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu (2023)

Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Rượu
Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Rượu (2023)

1. Điều kiện để được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu 

Căn cứ Điều 20 Luật An toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện trong quá trình bảo quản thực phẩm Rượu sau đây:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm như sau: 

Thứ nhất, phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 19 Luật An toàn thực phẩm. Cụ thể là:

  •  Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  •  Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Thứ hai, phải có quy trình sơ chế, chế biến bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại.

2. Hồ sơ và trình tự, thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu

2.1 Hồ sơ cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu bao gồm:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2.2 Trình tự cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu (2021)

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

  • Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ;
  • Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở;
  • Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
  • Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
  • Cấp Giấy chứng nhận Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

3. Câu hỏi thường gặp về thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu (2021)

3.1 Thời gian Giấy chứng nhận có hiệu lực là bao lâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 58/2014/TT-BCT, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực.

3.2 Nếu giấy chứng nhận bị mất thì chủ cơ sở cần thực hiện thủ tục gì để được cấp lại?

Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 58/2014/TT-BCT và gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại.

3.3 Trường hợp cơ sở có thay đổi tên thì có phải đề nghị cấp lại Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu ?

Khi cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh thì phải đề nghị cấp lại giấy phép với hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

3. 4 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau như: Sở Công Thương; Sở Nông Nghiệp; Sở Y Tế; Cục VSATTP – Bộ Y Tế; tùy theo từng loại hình/sản phẩm khác nhau.

ACC xin gửi đến bạn những thông tin bổ ích trên đây về Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rượu (2021), trường hợp có khó khăn trong quá trình tìm hiểu hay quá trình thực hiện thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm gặp khó khăn quý khách vui lòng liên hệ tại ACC Group để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo