DN nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp đại diện cho người lao động đóng BHXH và BHYT với cơ quan BHXH. Do đó không phải ai cũng biết cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng vào quỹ này. Vậy DN nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nha!

I. Doanh nghiệp nước ngoài là gì

Doanh nghiệp nước ngoài là loại hình doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, hay là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tức là doanh nghiệp có 100% thành viên là người nước ngoài

  • Tổ chức kinh tế có vôn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định như đối với nhà đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

II. Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội là:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”

Như vậy, cơ quan tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có giấy đăng ký kinh doanh tại Việt Nam thì vẫn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, người lao động.

III. Thủ tục tham gia BHXH

Căn cứ theo quy định tại khoản 1.2 và khoản 2 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì để tham gia bảo hiểm xã hội cần có các giấy tờ sau đây:

1. Người lao động:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

2. Đơn vị:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH năm 2020);

– Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03);

– Bản sao giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động.

Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp của bạn đang có trụ sở (Căn cứ theo Điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Lưu ý: Những biểu mẫu trên được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.

Thứ ba, về vấn đề người lao động có cùng đóng bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4

2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, người lao động sẽ cùng tham gia bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp. Mức đóng cụ thể được xác định như sau:

+) Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất;

+) Doanh nghiệp:

  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất;
  • 0.5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo khoản 1 Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề đóng bảo hiểm của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo