Chi phí đo đạc giải phóng mặt bằng tính như thế nào?

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến việc thu hồi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được rõ đặc điểm và các vấn đề của quy định này cũng như chi phí đo đạc giải phóng mặt bằng. Hãy cùng ACC theo dõi bài viết sau.

Dich Vu Do Dac Dia Chinh

Chi phí đo đạc giải phóng mặt bằng tính như thế nào?

1. Giải phóng mặt bằng là gì?

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốt phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Trong mỗi một dự án quy hoạch đô thị hay thu hồi đất nhằm phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng của Nhà nước thì việc vận động người dân giải phóng mặt bằng luôn là điều quan trọng nhất. Việc này phải đảm bảo đầy đủ lợi ích cho người dân khi di dời cũng như có chỗ để họ tái định cư.

Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp và cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân. Nếu vấn đề này không được giải quyết khéo léo và triệt để sẽ dẫn đến việc tranh chấp kéo dài.

Việc giải phóng mặt bằng sẽ được diễn ra khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất trong trường hợp:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng

Khi nghiên cứu về vấn đề giải phóng mặt bằng là gì? qua các quy định pháp luật, có thể thấy chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng không chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại Điều 68 Luật đất đai năm 2013 bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có các trách nhiệm sau:

– Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

– Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

– Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

3. Quy định đo đạc giải phóng mặt bằng

Trường hợp đo đạc phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì phải lập phương án thi công và được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt theo đúng quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

Phạm vi đo đạc được xác định trong phương án thi công và phải bảo đảm các nguyên tắc:

- Đối với khu vực đã có bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính thửa đất, căn cứ phương án thi công đã được phê duyệt để xác định ranh giới và diện tích phần đất thu hồi trên thực địa, thực hiện chỉnh lý trên bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính và hồ sơ địa chính.

- Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính, các thửa đất bị thu hồi một phần hoặc toàn bộ thì phải đo vẽ trọn từng thửa đất, bao gồm cả phần diện tích bị thu hồi và phần diện tích còn lại của thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất để phục vụ việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính (nếu có).

4. Chi phí đo đạc giải phóng mặt bằng

Ngày 16/5/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 1669/BXD-KTXD gửi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng về việc hướng dẫn chi phí trích đo vẽ bản đồ địa chính phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Theo đó, việc lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (trong đó có công tác đo đạc xác định diện tích đất phục vụ giải phóng mặt bằng) và thẩm quyền phê duyệt dự toán thực hiện theo quy định Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các quy định khác có liên quan.

Tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong tổng mức đầu tư xây dựng.

Giải phóng mặt bằng là một trong các bước cơ bản, bắt buộc phải có khi Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,….. Nên việc nắm rõ quy trình về giải phóng mặt bằng và chi phí đo đạc giải phóng mặt bằng sẽ giúp cho người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai quy định. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo