Tổng hợp đề thi môn pháp luật an sinh xã hội mới nhất

An sinh xã hội là một trong những lĩnh vực có đối tượng thụ hưởng rất lớn liên quan đến quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân. Do vậy, an sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Phương thức hoạt động của an sinh xã hội là thông qua các biện pháp công cộng tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về đề thi môn pháp luật an sinh xã hội thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

đề Thi Môn Pháp Luật An Sinh Xã Hội

đề thi môn pháp luật an sinh xã hội

1. An sinh xã hội là gì ?

An sinh xã hội (ASXH) là hệ thống chính sách, các chương trình của Nhà nước và của các tổ chức xã hội nhằm trợ giúp, giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ.

An sinh xã hội là một trong những lĩnh vực có đối tượng thụ hưởng rất lớn liên quan đến quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân. Do vậy, an sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Phương thức hoạt động của an sinh xã hội là thông qua các biện pháp công cộng tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội.

2. Tổng hợp các bài tập về pháp luật an sinh xã hội

Câu 1: Phân tích đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Câu 2: Anh A ký hợp đồng lao động làm việc tại nhà máy xi măng B từ tháng 8/2000. Tháng 5/2018 a bị phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 4 tháng. Sau khi ra viện anh bị kết luận suy giảm khả năng lao động 61%. Do không đủ sức khỏe để thực hiện công việc nên anh A xin chấm dứt HĐLĐ.

Căn cứ các quy định của Luật an sinh xã hội hiện hành, A/C giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh A trong tình huống trên?

Bài làm

Câu 1: Phân tích đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng:

Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tại Điều 5 Nghị định này quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quđịnh của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thi gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Câu 2: Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012. – Luật An toàn, vệ sinh lao động số: 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015; – Luật Bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; – Luật Bảo hiểm y tế sô:46/2014/QH13 ngày 13/6/2014;

– Luật việc làm số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013.

Căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành về an sinh xã hội, anh A được hưởng những quyền lợi như sau:

1. Quyền lợi từ phía người sử dụng lao động – Nhà máy xi măng B

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 NSDLĐ thanh toán đủ toàn bộ số lương trong thời gian 4 tháng anh A nằm điều trị tại bệnh viện ; Được NSDLĐ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do Bảo hiểm y tế chi trả;

Theo quy định tại Điểm a, khoản 4, Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động anh A được bồi thường khi xin nghỉ việc do không đủ sức khỏe thực hiện công việc cũ với mức được :

1,5 tháng + (0,4*50%) = 21.5 tháng lương cơ sở.

2. Quyền lợi từ phía bảo hiểm.

a. Bảo hiểm y tế: chi trả 80% phí khám bệnh nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, 40% giám định thương tật phí khám bệnh nếu khám chữa bệnh nếu trái tuyến cho anh A trong thời gian anh A nằm viện (4 tháng) theo Điểm đ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2014;

b. Bảo hiểm xã hội:

* Anh A bị suy giảm khả năng lao động 61% nên theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 anh A được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức hưởng như sau:

+ Tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

Suy giảm 31% KNLĐ = 30% mức lương cơ sở

Suy giảm thêm 1% = 2% mức lương cơ sở (suy giảm thêm 30%=60% mức lương cơ sở)

Anh A được hưởng mức = 60% + 30% = 90% mức lương cơ sở

+ Tính theo năm đóng bảo hiểm: Anh A công tác và đóng bảo hiểm tại nhà máy xi măng B tính đến thời điểm phát hiện ra bị mắc bệnh nghề nghiệp là 17 năm 9 tháng.

Do đó mức trợ cấp theo năm đóng bảo hiểm anh A được hưởng là:
0,5% + (17 năm * 0,3%) = 5,6% mức tiền lương đóng vào quỹ tháng 4 năm 2018.

Như vậy hàng tháng anh A sẽ được hưởng trợ cấp bắt đầu từ tháng 10/2018 với mức hưởng như sau:
90% mức lương cơ sở + 5,6% mức tiền lương đóng vào quỹ

* Chế độ bảo hiểm:

Theo giả định bài ra không nói rõ số tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội của anh A. Vậy ta mặc định anh A đóng BHXH từ Tháng 8/2000 đếm khi nghỉ bệnh là chưa đủ 20 năm tham gia BHXH.

Ta chia ra 2 trường hợp:

TH1: Anh A đến năm 2018 đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về số tuổi nghỉ hưu đối với lao động làm công việc nặng nhọc độc hại mà có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần thì được hưởng BHXH 1 lần theo Điều 60 Luật BHXH.

Mức BHXH 1 lần mà anh A được hưởng là:

1,5 tháng L(bình quân) * 14 năm (trước 2014) + 2 tháng L(bình quân)* 4.6 năm (sau 2014).

TH2: Anh A đến năm 2018 chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về số tuổi nghỉ hưu đối với lao động làm công việc nặng nhọc độc hại và không có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần, cũng chưa tìm được công việc mới thì có thể bảo lưu thời gian tham gia BHXH đóng tiếp những năm tiếp theo bằng mức NSDLD và NLĐ đóng cho đủ tuổi và năm tham gia BHXH là 20 năm trở lên, chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định rồi hưởng lương hưu hàng tháng.
Trong khoảng thời gian này anh A có thể xin hưởng Bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 với mức hưởng và thời gian hưởng theo quy định tại điều 50 Luật việc làm 2013.

3. Đề thi môn pháp luật an sinh xã hội

Câu 1

Anh chị hãy phân tích điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. (5 điểm)

Theo anh chị, chế độ bảo hiểm thất nghiệp có nên áp dụng đối với người sử dụng lao động có dưới 10 người lao động và người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động hay không? Vì sao?

Câu 2

Anh chị hãy cho biết những khó khăn khi thực hiện những quy định hiện hành về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Biện pháp nào để khắc phục những khó khăn đó? (5 điểm)

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

Nhận định

Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng sai, giải thích ngắn gọn và nêu ra cơ sở pháp lý. (4 điểm)

1 – Mọi chế độ an sinh xã hội được thực hiện trên nguyên tắc có đóng, có hưởng.

2 – Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho hợp đồng đó.

3 – Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc thì khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

4 – Người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi công tác thì được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Bài tập

Ngày 01.09.2012 ông Trần Bảo bắt đầu làm việc tại Cty Bêta theo hợp đồng lao động số 434/2012 với thời hạn 13 tháng kể từ ngày 01.09.2012 đến ngày 30.09.2013. Sau khi hợp đồng này hết hạn, ông Bảo và Cty Bêta lại ký tiếp hợp đồng không xác định thời hạn số 434/2013.

Ngày 12.02.2015 trên đường đi công tác cho Cty Bê ta, ông bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông bị suy giảm 25% khả năng lao động.

1 – Cty Bê ta có các trách nhiệm gì đối với tai nạn của ông Bảo?

2 – Ông Bảo có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào?

3 – Sau khi bị tai nạn, ông xin nghỉ việc từ ngày 01.04.2015 và được Cty đồng ý. Hãy tư vấn các thủ tục pháp lý để ông Bảo nhận trợ cấp thất nghiệp.

4 – Đến thời điểm nghỉ việc, ông Bảo được 48 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng được 15 năm. Hãy tư vấn để sau này ông có thể được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức cao nhất.

Đề thi môn Luật An sinh xã hội số 03

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Trả lời ngắn gọn kèm cơ sở pháp lý? (4 điểm)

1 – Cơ quan bảo hiểm xã hội được sử dụng tối đa 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế để phục vụ cho chí phí quản lý quỹ.

2 – Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động thì không được hưởng chế độ ốm đau.

3 – Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS nếu đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được nghỉ việc hưởng lương hưu.

4 – Người cao tuổi vào ở tại các cơ sở bảo trợ xã hội sẽ được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.

5 – Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì không phải đóng bảo hiểm y tế.

Bài tập

Anh A làm việc tại công ty X, có trụ sở chính tại TPHCM (“Công ty”). Từ ngày 01/04/2016 đến ngày 06/04/2016, anh A và 3 đồng nghiệp được Công ty cử đi công tác tại Đà Lạt. Đoàn công tác sẽ đi bằng ô tô của Công ty lên Đà Lạt vào chiều ngày 31/03/2016.

Do gia đình có việc bận nên anh A đã không đi ô tô với đoàn công tác vào chiều ngày 31/03/2016. Sáng sớm hôm sau, anh tự đi bằng xe máy lên Đà Lạt. Dọc đường đi, do trời tối và thiếu ngủ, anh A đã tự đâm vào thanh chắn đường quốc lộ. Hậu quả là anh A bị tai nạn gãy 2 chân và chấn thương sọ não. Sau 4 tháng điều trị tại bệnh viện, anh A được xuất việc với tỷ lệ giám định thương tật mất 56% khả năng lao động.

Hỏi:

1 – Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động không? Vì sao?

2 – Anh A được giải quyết các chế độ gì trong trường hợp bị tai nạn nói trên?

3 – Hãy tính các khoản trợ cấp/bồi thường cho anh A (nếu có), biết rằng:

Anh A đã có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương từ tháng 01/2016 của anh A là 14 triệu đồng/tháng, tiền lương bình quân 6 tháng trước khi anh A bị tai nạn là 11 triệu đồng/tháng.

Trên đây là một số thông tin về câu hỏi đúng sai luật an sinh xã hội. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo