Ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh? Tại sao phải ĐKKD

Tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường được gọi chung là chủ thể kinh doanh. Nhóm chủ thể này bao gồm nhiều đối tượng, vậy có phải đối tượng nào cũng phải đăng ký kinh doanh hay không? Ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh là gì? Những đối tượng phải đăng ký kinh doanh thì thủ tục đăng ký như thế nào? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết sau đây:

1.Đối tượng phải đăng ký kinh doanh?

Về nguyên tắc, chủ thể kinh doanh phải đăng ký kinh doanh với cơ quan cơ thẩm quyền. Tuy nhiên có một số trường hợp chủ thể kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định một số trường hợp hộ gia đình kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh: hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp vừa nêu thì cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Khi đó, các cá nhân, tổ chức được gọi chung là thương nhân. Bởi lẽ khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 định nghĩa“thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

2.Phân biệt đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp?

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ: “đăng ký kinh doanh” và “đăng ký doanh nghiệp” và cho rằng chúng là một. Tuy nhiên nội hàm của “đăng ký kinh doanh” rộng hơn “đăng ký doanh nghiệp”. Bởi lẽ như đã phân tích ở trên, những trường hợp phải đăng ký kinh doanh rộng hơn những trường hợp phải đăng ký doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp thì sẽ phải “đăng ký doanh nghiệp”, trường hợp này cũng có thể dùng thuật ngữ “đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên khi đăng ký thành lập các tổ chức kinh tế khác không phải doanh nghiệp như hộ gia đình, hợp tác xã sẽ sử dụng thuật ngữ: “đăng ký kinh doanh”.

3.Ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh 

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh mang lại ý nghĩa cho nhiều nhóm chủ thể khác nhau:

Thứ nhất, với cơ quan nhà nước, việc đăng ký kinh doanh giúp nhà nước nắm bắt được số lượng cũng như phương thức hoạt động của các chủ thể kinh doanh, từ đó thuận lợi cho công tác quản lý cũng như kiểm soát, đưa ra các chính sách, biện pháp kịp thời và hợp lý.

Thứ hai, đối với chủ thể kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc công khai với công chúng về sự tồn tại của chủ thể kinh doanh, là cơ hội để tìm kiếm các đối tác, khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, chủ thể kinh doanh khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, đối với khách hàng, việc đăng ký kinh doanh giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát, áp chế tài phù hợp nếu chủ thể kinh doanh có những hành vi xâm phạm đến quyền lợi khách hàng.

4.Thủ tục đăng ký kinh doanh

Phần này sẽ trình bày thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã:

Thứ nhất, thủ tục đăng ký doanh nghiệp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ hai, thủ tục đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Cơ quan dịch vụ công thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Thứ ba, thủ tục đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã, liên hợp tác xã:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã 
  • Điều lệ của hợp tác xã 
  • Phương án sản xuất kinh doanh 
  • Danh sách thành viên 
  • Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên 
  • Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã 2012 đã được biểu quyết thông qua

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Ủy ban nhân dân cấp quận huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

5.Những câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh

Câu hỏi 1: Có mấy phương thức để đăng ký kinh doanh?

Có 2 phương thức để đăng ký kinh doanh, đó là nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh trực tuyến. 

Câu hỏi 2: Chế tài khi hoạt động kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh là gì?

Hoạt động kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, hành vi kinh doanh không đăng ký sẽ bị xử phạt như sau:

Thứ nhất, hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền, với mức phạt  từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thứ hai, hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong các trường hợp pháp luật quy định bị phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Thứ ba, hành vi hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hợp tác xã.

Câu hỏi 3: Đăng ký kinh doanh mất bao lâu?

Đối với đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ gia đình, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, thời hạn này là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý rằng thời hạn này chỉ đúng khi hồ sơ của bạn hợp lệ, nếu phải chỉnh sửa, bổ sung thì thời gian đăng ký kinh doanh sẽ kéo dài. Mặt khác, thời gian chuẩn bị hồ sơ cũng ảnh hưởng đến thời gian đăng ký kinh doanh.

Câu hỏi 4: Kinh doanh online qua các sàn thương mại điện tử có phải đăng ký kinh doanh không?

Bán hàng online đã xuất hiện khá lâu và hiện nay trở nên rất phổ biến ở nước ta. Hiện nay, bán hàng online qua các sàn thương mại điện tử là hình thức kinh doanh online phổ biến nhất, các sàn lớn phải kể đến như Shopee, Lazada, Tiki... Tùy vào quy mô kinh doanh và địa điểm kinh doanh mà người bán hàng online phải đăng ký kinh doanh hoặc không.

 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định một số trường hợp cá nhân kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh, trong đó, bán hàng online với quy mô nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh có thể thuộc một trong các trường hợp:

  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

Theo đó, nếu người bán hàng không có địa điểm kinh doanh thì sẽ không phải đăng ký kinh doanh. Nếu người bán hàng online có mở cửa hàng, vừa bán online, vừa bán offline thì thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh.

6.Dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh của ACC:

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan đến giấy phép kinh doanh và việc đăng ký giấy phép kinh doanh.

Với những ưu điểm: 

  • Đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm thực tế trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh đưa đến dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng một cách tận tình, chu đáo nhất.
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp và môi trường hòa đồng luôn hết mình sẽ tạo được niềm tin từ quý khách hàng. 
  • ACC là nơi có chi phí hợp lý và phù hợp điều kiện khách hàng, tùy thuộc theo từng hình thức dịch vụ ACC cung cấp dịch vụ mọi lúc

Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (247 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo