Thông tin xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

Việc đầu tư trái phiếu được coi như một hình thức kinh doanh, đầu tư của những chủ thể có điều kiện cũng như có sở thích đối với chứng khoán. Trong số đó, trái phiếu doanh nghiệp đã ngày càng trở nên phổ biến và thân thuộc với mọi người và rất đang được quan tâm chú trọng. Vậy, xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

Logo Qdtraiphieu16 1read Only 1650941169615144078044(1)

1.Trái phiếu là gì?

Trước khi nắm quy định về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể cần biết được khái quát về trái phiếu.

Khái niệm trái phiếu chính là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ.

Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền...

Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay.

Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu...

Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.

Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Ngoài ra còn có mục đích để huy động số tiền nhàn rỗi của dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.

Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được các doanh nghiệp, công ty phát hành ra để tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trái phiếu của doanh nghiệp có rất nhiều loại và vô cùng đa dạng.

Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như phân loại theo lợi tức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức. Cụ thể như sau:

Phân loại theo lợi tức trái phiếu gồm: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi), trái phiếu có lãi suất bằng không.

Phân loại theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.

Phân loại theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể chuyển đổi.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo, trái phiếu không đảm bảo.

2.Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Khi tìm hiểu về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể cũng cần nắm được thông tin tổng quan về loại trái phiếu này.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi mua trái phiếu của một doanh nghiệp, tức nghĩa là khách hàng đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến:

Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.

Trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.

3.Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp cụ thể như sau:

Để nâng cao tính minh bạch của thị trường và là cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư, thì xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu là công cụ quan trọng nhất.

Về cơ bản, xếp hạng tín nhiệm được hiểu là sự đánh giá “chất lượng tín dụng”, tức là khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Việc xếp hạng tín nhiệm được thực hiện dựa trên việc phân tích các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu tài chính, hoạt động kinh doanh, lịch sử vay và trả nợ,…

Xếp hạng tín nhiệm được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhằm đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng đáp ứng các khoản nợ gốc và lãi vay của doanh nghiệp.

Có hai loại xếp hạng tín nhiệm là xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp (hoặc tổ chức phát hành) và xếp hạng tín nhiệm của các công cụ nợ như trái phiếu hoặc một số khoản vay cụ thể.

Như vậy, có thể hiểu là xếp hạng tín nhiệm trái phiếu là một hình thức xếp hạng tín nhiệm công cụ nợ, là sự đánh giá mức độ tin cậy về khả năng thanh toán của tổ chức phát hành đối với trái phiếu.

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu thường bao gồm việc đánh giá các điều khoản của trái phiếu, tài sản thế chấp và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán (chẳng hạn như bảo lãnh của bên thứ ba) trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Các tổ chức xếp hạng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thường xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm của riêng mình với ký hiệu là chữ cái. Theo đó, các trái phiếu sẽ được xếp theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao.

Mỗi cơ quan xếp hạng có một hệ thống xếp hạng tín nhiệm khác nhau, nhưng nhìn chung, họ phân loại trái phiếu thành hai cấp: cấp đầu tư (Nên đầu tư) và cấp phi đầu tư (Không nên đầu tư).

Trái phiếu có cấp độ đầu tư là trái phiếu an toàn và ổn định gắn với các tổ chức phát hành có triển vọng kinh doanh tích cực. Một trong hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm được cấp phép tại Việt Nam, FiinRatings, đã xếp hạng trái phiếu cấp độ đầu tư của họ như sau:

  • AAA: Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính tốt nhất (Cực kỳ mạnh);
  • AA: Năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cao (Rất mạnh);
  • A: Có năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính tốt nhưng có khả năng bị tổn thương bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi đối với thị trường (Mạnh);
  • BBB: Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở mức trung bình nhưng dễ bị tổn thương hơn trước các diễn biến kinh tế bất lợi (Trung lập).

Trái phiếu loại phi đầu tư (còn được gọi là loại “đầu cơ”) có xếp hạng thấp hơn hoặc thậm chí không được xếp hạng. Trái phiếu loại này được coi là khoản đầu tư có rủi ro cao.

Do đó, để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát hành các loại trái phiếu này thường được phát hành với lãi suất khá cao hoặc cực kỳ cao. Tuy nhiên, các loại trái phiếu này cũng vô cùng rủi ro và có thể khiến nhà đầu tư trắng tay. Theo hệ thống xếp hạng của FiinRatings, trái phiếu cấp độ phi đầu tư thường được xếp hạng như sau:

  • BB: Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính thấp và có yếu tố đầu cơ (Rủi ro);
  • B: Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính yếu. Nhạy cảm với các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế (Rủi ro cao);
  • C: Rất yếu hoặc khả năng vỡ nợ cao. Rất nhạy cảm với các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế (Rủi ro cực cao).

Những vấn đề có liên quan đến xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp chủ thể hiểu rõ ràng và chính xác hơn về vấn đề này.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (318 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo