Mức vốn pháp định thương mại điện tử

Mức vốn pháp định thương mại điện tử là bao nhiêu? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!

Mức vốn pháp định thương mại điện tử
Mức vốn pháp định thương mại điện tử

1. Vốn pháp định là gì?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn pháp định.

Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp.

Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau.

2. Một số đặc điểm của vốn pháp định

- Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề nhất định (đặc biệt là các ngành nghề có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng, ngân hàng,…

- Việc yêu cầu vốn pháp định nhằm phòng trừ rủi ro sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

- Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

3. Mức vốn pháp định thương mại điện tử bao nhiêu?

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thương mại điện tử.

4. Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác (Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).

Nói một cách dễ hiểu hơn, kinh doanh TMĐT hay E-commerce là hình thức giao dịch, thanh toán trực tuyến, mua bán hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua mạng Internet, mạng máy tính...

Theo Điều 25 Nghị định 52/2013, hoạt động thương mại điện tử sẽ bao gồm các hình thức tổ chức sau:

  • Hình thức 1: Website thương mại điện tử bán hàng là website TMĐT do các cá nhân, doanh nghiệp tạo ra để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của chính mình.
  • Hình thức 2: Website cung cấp dịch vụ TMĐT (Sàn giao dịch thương mại điện tử; Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mại trực tuyến; Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định) là môi trường, là nơi mà doanh nghiệp tạo ra để cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Ví dụ: Lazada, Tiki, Sendo...

Để kinh doanh thương mại điện tử một cách hợp pháp, chủ doanh nghiệp cần thực hiện 2 việc sau:

  • Một là: Thành lập công ty và đăng ký mã ngành thương mại điện tử.
  • Hai là: Đáp ứng điều kiện kinh doanh thương mại điện tử. Tùy thuộc vào từng hình thức kinh doanh thương mại sẽ có các điều kiện cụ thể như: Thiết lập thông báo website thương mại điện tử bán hàng, thiết lập đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

5. Điều kiện thành lập công ty thương mại điện tử

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Mã ngành thương mại điện tử 

Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư, kinh doanh thương mại điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và khi thành lập công ty cần đăng ký các mã ngành nghề sau:

MÃ NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã ngành Tên ngành
4791 Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet
7320 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
8220 Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi

Ngoài 3 mã ngành nghề bắt buộc trên, công ty có thể đăng ký thêm các mã ngành sau để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, như là:

  • 6209 - Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
  • 6329 - Dịch vụ khác.
  • 6312 - Cổng thông tin.
  • 7310 - Quảng cáo.
  • 7320 - Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.
  • 8220 - Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi.
  • 8230 - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
  • 9329 - Hoạt động giải trí chưa biết phân vào đâu.

2. Điều kiện về tên công ty

Căn cứ Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp, tên công ty cần đáp ứng các điều kiện:

  • Có đủ 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
  • Tên công ty không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước trong phạm vi toàn quốc.
  • Phù hợp với văn hóa, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam.
  • Không được dùng tên của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên cho công ty thương mại điện tử (Trừ trường hợp được các tổ chức trên cho phép).

3. Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính

  • Trụ sở chính của công ty thương mại điện tử phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng.
  • Có thể thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh, thuê văn phòng, sử dụng địa chỉ nhà riêng để đăng ký làm trụ sở chính
  • Không được sử dụng nhà chung cư, căn hộ tập thể có chức năng để ở để thành lập công ty.
  • 1 địa chỉ có thể sử dụng để đăng ký làm trụ sở chính cho nhiều công ty.

4. Điều kiện về vốn điều lệ

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2022, trường hợp doanh nghiệp có hành vi khai khống số vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Do đó, chủ doanh nghiệp có thể căn cứ vào mục tiêu kinh doanh và khả năng tài chính để đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp.

5. Điều kiện về người đại diện pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của công ty thương mại cần đáp ứng điều kiện:

  • Là người Việt Nam hoặc nước ngoài, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.
  • Không bắt buộc phải góp vốn vào công ty.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1016 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo