Mức vốn pháp định của ngân hàng (Cập nhật 2023)

Vốn pháp định được quy định là mức vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp các bạn cần phải nắm được các quy định về vốn pháp định đã quy định cụ thể với từng loại hình doanh nghiệp. Vậy cụ thể vốn pháp định của ngân hàng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mức vốn pháp định của ngân hàng.

Von Phap Dinh La Gi 1

Mức vốn pháp định của ngân hàng

1. Vốn pháp định là gì?

Có thể hiểu rằng, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng để thành lập doanh nghiệp của mình.

Như vậy, vốn pháp định được hiểu là một điều kiện về mức vốn mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp phải có trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Mức vốn điều kiện này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định căn cứ vào tính chất, mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ấn định mức vốn pháp định cụ thể.

Như vậy, đối với những ngành nghề pháp luật quy định về mức vốn pháp định, thì doanh nghiệp được thành lập với vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định. Quy định cụ thể về vốn pháp định về từng ngành nghề được quy định trong Luật doanh nghiệp và những văn bản pháp luật liên quan

2. Đặc điểm vốn pháp định

– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…

– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.

– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

- Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

- Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.

3. Mức vốn pháp định của ngân hàng

Thành lập ngân hàng phải có vốn pháp định:

Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.

Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 01 xã/thị trấn: 0,5 tỷ đồng.

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 01 phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Với những tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập và hoạt động trước ngày 15/01/2020 thì phải bảo đảm có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định nêu trên từ ngày 15/01/2020.

Riêng quỹ tín dụng nhân dân được cấp phép thành lập và hoạt động trước ngày 15/01/2020 thì phải bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định nêu trên chậm nhất vào ngày 30/6/2021.

4. Ngân hàng Nhà nước có mức vốn pháp định là bao nhiêu?

Ngày 18/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 195/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tại trung ương; các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước; các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 195/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng, được hình thành từ nguồn vốn hiện có (đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012) và nguồn vốn được bổ sung theo quy định tại Điều 8 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xác định nguồn vốn hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo quy định này, Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, căn cứ quy định trên, từ tháng 3/2014, kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước có mức vốn pháp định là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mức vốn pháp định của ngân hàng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1192 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo