Góp vốn liên doanh là tài sản hay nguồn vốn ? [Chi tiết 2024] 

Góp vốn là một trong những hoạt động cần thiết đối với doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều cách góp vốn doanh nghiệp trong đó góp vốn bằng tài sản cũng là một trong những hình thức góp vốn.

Bên góp vốn liên doanh tham gia vào hoạt động liên doanh và có quyền kiểm soát đối với liên doanh đó. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến góp vốn liên doanh, vốn góp liên doanh là tài sản hay nguồn vốn? 

vốn góp liên doanh là tài sản hay nguồn vốn

1. Liên doanh là gì ? 

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận.

Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kỹ thuật của mình.

Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

2. Các hình thức liên doanh

Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát);

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát);

– Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập có hoạt động độc lập giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh.

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác.

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thoả thuận của hợp đồng kinh doanh.

Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào góp vốn.

Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung như sau:

- Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; và

- Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.

3. Góp vốn liên doanh là gì ? 

Góp vốn liên doanh là hoạt động đầu tư tài chính mà TCTD đầu tư vốn vào tổ chức khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro ( nếu có) theo tỷ lệ vốn góp. Như vậy, việc góp vốn liên doanh là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp, các công ty. 

4. Vốn góp liên doanh là tài sản hay nguồn vốn ? 

Hiện nay có một số hình thức góp vốn liên doanh chủ yếu như sau: 

- Góp vốn bằng tiền 

- Góp vốn bằng tài sản: Hình thức góp vốn thường được áp dụng phổ biến. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất. giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty. 

Lưu ý đối với góp vốn bằng tài sản: Hiện vật khi làm thủ tục góp vốn liên doanh phải có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu. 

- Góp vốn bằng tri thức: Hình thức góp vốn này có thể được hiểu là sử dụng những phát minh, nghiên cứu của mình về sản phẩm, thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh, … nhằm đem lại lợi ích cho công ty. 

5. Một số câu hỏi thường gặp (FAQ). 

Câu 1: Thực hiện góp vốn như thế nào ? 

Người góp vốn có trách nhiệm góp đủ, đúng hạn, đúng phương thức và loại tài sản như đã cam kết.

Trừ loại hình công ty hợp danh, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu tài sản góp vốn là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp. Quý thành viên có thể tham khảo tại các công việc sau:

- Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

- Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa

- Tài sản góp vốn là tàu biển

Bên cạnh đó, các bên phải lập bộ chứng từ góp vốn tương ứng với đối tượng người góp vốn như sau:

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân không kinh doanh:

- Biên bản chứng nhận góp vốn

- Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh:

- Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,

- Hợp đồng liên doanh, liên kết;

- Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật),

- Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Quý thành viên có thể khai thác các biểu mẫu trên tại công việc Chứng từ đối với tài sản góp vốn.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn (nếu có) không phải chịu lệ phí trước bạ nhưng phải thực hiện kê khai theo quy định của pháp luật, tham khảo tại công việc Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn.

Công ty nhận góp vốn không phải xuất hóa đơn cho người góp vốn, không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với tài sản được góp vốn.

Tài sản cố định đã góp vốn hợp pháp trở thành tài sản cố định của công ty, công ty thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật. 

Câu 2: Tài sản cố định dùng để góp vốn là gì ? 

Khi một tài sản được dùng để góp vốn vào công ty, thì tiên quyết, nó phải định giá được bằng đồng Việt Nam và thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn.

Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định, gồm:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

- Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “ Góp vốn liên doanh là tài sản hay nguồn vốn? ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn.

Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1079 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo