Đáp ứng tốt phác đồ điều trị là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc người bị suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu. Vì vậy, lúc này người bệnh nên chủ động hợp tác với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất cho bản thân.
Suy thận mạn giai đoạn cuối hay bệnh thận mạn giai đoạn cuối (tên tiếng Anh: End-stage renal disease – ESRD) xảy ra khi cơ quan này không còn đủ khả năng hoạt động để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn này chủ yếu liên quan đến đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
Vai trò chính của thận là lọc chất thải cũng như dịch dư thừa từ máu và bài tiết chúng ra ngoài thông qua nước tiểu. Như vậy, nếu chức năng này suy giảm nghiêm trọng, một lượng lớn nước, chất điện giải và chất thải sẽ tích tụ lại trong cơ thể, từ đó dẫn đến tổn thương các cơ quan khác như tim, phổi, thần kinh, tiêu hóa,… và thậm chí gây tử vong.
Chính vì lý do trên, nhiều người được chẩn đoán bị suy thận mạn giai đoạn cuối hoang mang không biết bản thân còn có thể sống bao lâu, làm thế nào để kéo dài khoảng thời gian còn lại này.
Người bị suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Về mặt lý thuyết, tiên lượng sống của người mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không quá tốt. Quãng thời gian còn lại của họ thường là 5 – 10 năm. Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc trong y học hiện đại, ngày nay không ít người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ thêm 20 – 30 năm hoặc hơn.
Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng những con số trên không thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Thực tế, cơ địa của mỗi người không giống nhau nên việc người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối còn có thể sống được bao lâu không có đáp án chính xác cho mọi trường hợp. Tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là:
1. Sức khỏe tổng thể của người bệnh
Mức độ đáp ứng với việc điều trị. Đặc biệt sự tuân thủ của người bệnh: tuân thủ về dùng thuốc đều, đủ đúng theo toa bác sĩ và cả tuân thủ chế độ dinh dưỡng.
2. Sự xuất hiện của các biến chứng liên quan
Những biến chứng ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối
Ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, mức độ lọc cầu thận (GFR) của họ đều thấp hơn 15mL/ph/1,73 m².
Điều này không chỉ dẫn đến hội chứng ure máu (hội chứng tăng azote máu) mà còn kéo theo nhiều biến chứng toàn thân khác gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ngoài việc mất khả năng làm việc, người bệnh có thể có tình trạng:
- Phù nề ở tay chân, phù phổi và tăng huyết áp do cơ thể tích trữ quá nhiều nước
- Tăng kali máu đột ngột gây giảm hoạt động của tim và có thể dẫn đến tử vong
- Tăng nguy cơ gãy xương
- Thiếu máu
- Giảm ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Giảm khả năng sinh sản
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương gây khó tập trung, thay đổi tính cách và co giật
- Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Viêm màng ngoài tim
- Bên cạnh đó, trong trường hợp người bệnh mang thai, suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Các yếu tố cải thiện tiên lượng sống ở bệnh nhân suy thận
Mặc dù mỗi người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ có tiên lượng sống khác nhau nhưng hầu hết người bệnh đều có thể áp dụng chung các phương pháp kéo dài tuổi thọ cho bản thân. Trong đó, hai giải pháp thường được bác sĩ đề xuất gồm:
1. Ghép thận
Khi bệnh tiến vào giai đoạn cuối, khả năng hoạt động tốt nhất của thận chỉ đạt 10% chức năng vốn có. Do đó, không ít trường hợp bác sĩ đưa ra phương án phục hồi chức năng thận cho người bệnh bằng cách sử dụng quả thận mới để thay thế cơ quan cũ đã suy yếu. Phương pháp này được gọi là ghép thận.
Với kỹ thuật tân tiến trong y học hiện đại, tỷ lệ thành công của hầu hết ca phẫu thuật ghép thận đều tương đối cao. Ngoài ra, nguy cơ suy giảm chức năng của quả thận mới cũng khá thấp, chỉ khoảng 3 – 21% trong vòng 5 năm đầu tiên.
Nhìn chung, người bệnh được ghép thận từ người hiến tặng còn sống có thể cải thiện tiên lượng thêm 15 – 20 năm tiếp theo. Với trường hợp sử dụng thận hiến tặng từ người đã qua đời, khoảng thời gian trên có thể rút ngắn lại còn 10 – 15 năm.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trên, người được ghép thận cần đảm bảo tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ về những lưu ý cần thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hàng ngày, đồng thời sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, thậm chí phải đúng giờ giấc, uống sau bữa ăn nhằm hạn chế nguy cơ thải ghép hoặc nhiễm trùng ngoài ý muốn.
2. Thay đổi lối sống phù hợp với sức khỏe hiện tại
Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng. Chẳng hạn như, tình trạng trữ nước do thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng có thể nhanh chóng tác động đến cân nặng của người bệnh và kéo theo nhiều hệ lụy liên quan. Vì vậy, lúc này người bệnh nên tập thói quen theo dõi cũng như kiểm soát trọng lượng của mình.
Ngoài ra, người bệnh còn cần điều chỉnh khẩu phần ăn uống nhằm hạn chế tiêu thụ protein cùng một số chất điện giải như natri và kali, nhờ đó giảm bớt gánh nặng hoạt động ở thận. Các thực phẩm nên ít dùng trong giai đoạn này gồm:
- Chuối
- Nho
- Cà chua
- Cam
- Chocolate
- Các loại hạt và bơ đậu phộng
- Cải bó xôi
- Bơ
- Trứng
- Sữa
- Phô mai
- Thực phẩm đóng hộp
Thay vào đó, người bị suy thận mạn giai đoạn cuối thường được bác sĩ khuyến nghị cân nhắc bổ sung một số loại thực phẩm vào thực đơn hàng ngày như:
- Táo
- Cà rốt
- Dâu
- Đậu xanh
- Bắp cải
- Ngũ cốc
Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Ghép thận không phải là giải pháp điều trị duy nhất cho người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Thực tế, mặc dù ghép thận đem lại tiên lượng khả quan cho người bệnh nhưng không phải mọi trường hợp đều có thể áp dụng phương pháp này. Đối với những người bệnh không thể ghép thận, bác sĩ cũng sẽ có hướng điều trị thay thế, bao gồm:
- Lọc máu: Phương pháp này giúp thay thế chức năng đã bị suy yếu của thận là lọc bỏ chất thải và lượng dịch dư thừa ra khỏi máu, cân bằng mức điện giải trong cơ thể đồng thời kiểm soát huyết áp.
Khi tiến hành lọc máu, người bệnh có hai sự lựa chọn gồm:
Chạy thận nhân tạo: sử dụng thiết bị chuyên dụng bên ngoài để lọc máu, cần được thực hiện 3 lần/tuần, mỗi lần diễn ra 3 – 4 giờ. - Lọc màng bụng (còn gọi là Thẩm phân phúc mạc): sử dụng lớp màng bụng của người bệnh lọc máu thay thế cho thận bị suy yếu. Bao gồm lọc màng bụng bằng tay hay bằng máy (có thể thực hiện trong lúc người bệnh ngủ).
- Sử dụng thuốc kê toa: Nếu người bệnh không đủ điều kiện để lọc máu hoặc ghép thận, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhằm kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc đơn thuốc phù hợp. Ví dụ như, với trường hợp suy thận mạn chuyển sang giai đoạn cuối do đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, hầu hết toa thuốc đều có:
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin
Ngoài ra, đôi khi người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối còn cần tiêm vắc xin để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Trong đó, vắc xin viêm gan B và vắc xin polysaccharide phế cầu khuẩn (PPSV23) là 2 loại thường được chỉ định vì chúng có thể đem lại kết quả tích cực, đặc biệt làn trước và trong quá trình lọc máu.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
Phản hồi (0)