Chức năng xét xử và vai trò của Toà án trong tranh tụng

Vai trò của Toà án trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật ACC sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến chức năng xét xử và vai trò của Toà án trong tranh tụng.

Vai Tro Cua Toa An Trong To Tung Hinh Su

1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

- Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

  • Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
  • Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
  • Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
  • Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
  • Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

- Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

- Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

- Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

- Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.

2. Vai trò của Toà án trong tranh tụng

Toà án có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và bảo đảm sự bình đẳng và các điều kiện cần thiết khác để các bên tiến hành tranh tụng một cách khách quan, toàn diện và công bằng về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án làm cơ sở cho Toà án ra phán quyết để kết thúc quá trình tranh tụng của hai bên về vụ án.

Vai trò của Toà án được nhắc tới trong Nghị quyết 49-NQ-TW của bộ chính trị trong quá trình cải cách tư pháp được xác định là trung tâm của và xét xử là hoạt động trọng tâm. Điều 72, Hiến pháp 2014 cũng quy định:

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản  án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”

Từ đó, thể hiện Toà án đóng một vai trò quan trọng được trao thẩm quyền coi con người là có tội và buộc người đó chịu hình phạt, và trong tất cả các thiết chế quyền lực nhà nước thì không một cơ quan nào được trao cho quyền lực và thẩm quyền để làm việc này. Hiện nay thì Việt Nam đang áp dụng mô hình tố tụng xét hỏi vào hoạt động tố tụng mà một trong những nguyên tắc của tố tụng xét hỏi là Kiểm sát viên và Thẩm phán xem xét chứng cứ, nếu thấy đủ thì mới khởi tố và đưa vụ án ra xét xử.

Điều này cho thấy việc điều tra trước khi vụ án được đưa ra tòa là thủ tục rất quan trọng. Do đó, rất dễ dẫn đến việc xét xử vụ án chỉ như là một “phiên tòa trình diễn”. Điều này cũng dẫn đến nguyên tắc “suy đoán vô tội” và nguyên tắc về “quyền im lặng” không được coi trọng đúng mức, nguyên tắc xét xử công khai, theo đó, tất cả các vụ án đều phải đưa ra phiên tòa xét xử không chấp nhận nguyên tắc “mặc cả nhận tội”.

Ngoài ra, không có quy định về nguyên tắc “loại trừ chứng cứ”, do đó công tố viên và Thẩm phán điều tra phải xem xét mọi loại chứng cứ để có thể có cơ sở vững chắc khi đưa ra phán quyết về vụ án, nếu vụ án chưa đủ chứng cứ để xét xử thì vụ án sẽ bị yêu cầu điều tra bổ sung hoặc bị đình chỉ.

Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã chia sẻ một số thông tin về vai trò của toà án trong tố tụng hình sự. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm về các vấn đề liên quan hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (797 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo