Thủ Tục Ủy Quyền Làm Hộ Khẩu (Cập Nhật 2024)

Bạn bận rộn vì công việc, học tập, không có thời gian để tới cơ quan Nhà nước thực hiện các thủ tục làm hộ khẩu? Có được ủy quyền làm hộ khẩu không? Thủ tục ủy quyền là hộ khẩu như thế nào? Đừng lo, đã có ACC cung cấp dịch vụ ủy quyền làm hộ khẩu giúp quý khách hàng tiện lợi, nhanh chóng, thoải mái nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí tối ưu.

ủy-quyền-làm-hộ-khẩ
Ủy quyền làm hộ khẩu

1. Ủy quyền là gì?

Ủy quyền được hiểu là việc một người uỷ quyền cho người khác thực hiện một công việc nhất định. Theo đó, người được uỷ quyền sẽ đại diện, thực hiện thay cho người uỷ quyền những quyền, nghĩa vụ nhất định trong phạm vi uỷ quyền. Phạm vi uỷ quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Uỷ quyền có thể được thể hiện qua hình thức văn bản hoặc lời nói. Trong đó, văn bản uỷ quyền có thể chia thành các loại sau: Hợp đồng uỷ quyền và Giấy uỷ quyền.

Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng ủy quyền:

“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.“

Hiện nay Bộ luật dân sự năm 2015 mặc dù không quy định về Giấy uỷ quyền nhưng có thể hiểu Giấy uỷ quyền là hành vi pháp lý đơn phương, trong đó người uỷ quyền sẽ chỉ định người uỷ quyền thực hiện một số công việc nhất định. Giấy ủy quyền trên thực tế vẫn được sử dụng phổ biến, rộng rãi và có giá trị pháp lý.

2. Có được uỷ quyền làm hộ khẩu không?

Hiện nay, pháp luật không cấm những trường hợp quyền hộ khẩu, do đó, công dân hoàn toàn có quyền được ủy quyền làm hộ khẩu cho người khác trong trường hợp không đi làm hộ khẩu được như bận rộn  vì công việc, học tập, thời tiết, dịch bệnh…

3. Thủ tục uỷ quyền làm hộ khẩu

Khi thực hiện thủ tục ủy quyền làm hộ khẩu, công dân thực hiện các thủ tục tương tự như khi công dân thực hiện thủ tục làm hộ khẩu.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công dân cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải được điền đầy đủ, chính xác thông tin được yêu cầu cung cấp trong Tờ khai.

Địa điểm công dân hoặc người được uỷ quyền làm hộ khẩu lấy mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Cơ quan công an xã; hoặc tải mẫu tại đây.

mẫu-tờ-khai-2
  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú

2. Hồ sơ về nơi cư trú hợp pháp của công dân:

- Nếu công dân sở hữu chỗ ở hợp pháp (sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… thuộc sở hữu/đứng tên mình): cung cấp những giấy tờ pháp lý về chỗ ở của công dân khi nộp hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành đối chiếu với bản photo;

- Trường hợp công dân có chỗ ở không thuộc sở hữu của mình:

+ Có sự đồng ý của chủ sở hữu/chủ hộ nơi công dân muốn đăng ký thường trú: ý kiến đồng ý được thể hiện trên Tờ khai thay đổi thông tin cư trú hoặc văn bản riêng biệt thể hiện sự đồng ý;

+ Cung cấp những giấy tờ, văn bản pháp lý khác thể hiện quan hệ nhân thân giữa công dân đăng ký làm hộ khẩu với chủ sở hữu chỗ ở/chủ hộ hoặc những giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương:

  • Vợ hoặc chồng đến ở với nhau; ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác về ở với con, cháu, chắt hoặc ngược lại; anh, chị, em ruột trong gia đình chuyển đến ở với nhau…: văn bản, giấy tờ thể hiện quan hệ giữa người muốn đăng ký hộ khẩu với chủ hộ và những thành viên trong hộ gia đình;

  • Trường hợp công dân thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà: cung cấp văn bản pháp lý như Hợp đồng thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà; các văn bản, tài liệu pháp lý khác có giá trị tương đương. Ngoài ra, cần cung cấp thêm văn bản chứng minh nhà ở nơi công dân đăng ký hộ khẩu có đủ diện tích phù hợp quy định pháp luật để được thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú tại đó.

  • Trường hợp khác

3. Văn bản uỷ quyền: Hợp đồng uỷ quyền hoặc Giấy uỷ quyền có giá trị pháp lý (giữa công dân có nhu cầu làm hộ khẩu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thay mình)

Bước 2: Người được uỷ quyền tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi người ủy quyền uỷ quyền làm hộ khẩu.

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

+ Cán bộ cấp phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và hướng dẫn người được ủy quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu người được ủy quyền cho làm rõ thủ tục, giấy tờ cần bổ sung: hồ sơ hợp lệ về mặt pháp lý nhưng còn thiếu các văn bản, giấy tờ;

+ Cán bộ cấp phiếu từ chối nhận hồ sơ: nếu hồ sơ không đủ điều kiện để tiếp nhận.

Bước 3: Người được ủy quyền nhận thông báo về kết quả làm hộ khẩu theo giấy hẹn của cơ quan có thẩm quyền

4. Những câu hỏi thường gặp.

Uỷ quyền tách hộ khẩu?

Điều 27 Luật cư trú quy định điều kiện tách hộ khẩu như sau:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

     Theo đó, chị hai bạn đang đi làm ăn xa và đã lấy chồng, chị hai bạn đủ điều kiện tách hộ khẩu theo quy định của pháp luật. Đồng thời nếu chị hai bạn không thể về để tự làm thủ tục tách hộ khẩu do nhiều lý do thì chị hai bạn có thể ủy quyền tách hộ khẩu cho mình và bố bạn hoàn toàn có thể làm thay cho chị hai bạn.

Các giấy tờ để thực hiện ủy quyền cắt hộ khẩu?

     Cắt hộ khẩu hay còn được gọi với tên gọi pháp lý là thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu, đây là bước đầu tiên và bắt buộc phải thực hiện khi muốn chuyển hộ khẩu trong một số trường hợp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2006 thì để thực hiện việc cắt hộ khẩu hay thực chất là thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu bao gồm giấy tờ sau:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Ngoài ra trong trường hợp này cần phải có thêm giấy ủy quyền với nội dung bác của vợ bạn được thay mặt vợ bạn thực hiện thủ tục cắt khẩu tại cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục tách hộ khẩu?

     Để thực hiện việc tách hộ khẩu cần lưu ý những vấn đề sau

Thứ nhất, hồ sơ tách hộ khẩu:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006

     Do chị bạn ủy quyền tách hộ khẩu cho bố bạn nên khi làm thủ tục tách hộ khẩu thì bố bạn cần đem theo giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước… để chứng minh nhân thân của bố bạn và quan hệ cha con với chị bạn.

 Thứ hai, nơi nộp hồ sơ tách hộ khẩu:

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thứ ba, thời gian giải quyết tách hộ khẩu:

    Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về Thủ tục ủy quyền làm hộ khẩu. Hy vọng có thể tháo gỡ những vướng mắc mà quý khách hàng đang gặp phải. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (599 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo