VENEER LÀ GÌ? LÀM NỘI THẤT CÓ BỀN VÀ ĐẸP KHÔNG?

1. Veneer là gì?

Veneer là một chất liệu phủ bề mặt cốt gỗ công nghiệp hoặc nhựa, bản chất là những tấm phủ có độ dày khoảng 3mm, được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên đặc biệt là những loại gỗ có giá thành cao như gỗ Gỗ Óc Chó, gỗ Gõ hay Xoan Đào...
Vì bắt nguồn từ gỗ tự nhiên, tấm phủ Veneer vẫn giữ được màu sắc và vân gỗ y như thật. Rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng sản phẩm cốt gỗ công nghiệp phủ Veneer để làm nội thất giúp tiết kiệm lượng lớn chi phí

veneer là gì?
Chất liệu phủ bề mặt Veneer có ưu điểm lớn nhất là tính thẩm mỹ cao

1.1 Ưu điểm của gỗ Veneer

- Ưu điểm nổi bật và quan trọng nhất là vân gỗ giúp tăng độ ổn định của sản phẩm. Gỗ thông thường đôi khi có thể dễ bị cong vênh và nứt nẻ, nhưng nhờ veneer được tạo thành từ các lớp mỏng và keo nên khả năng xảy ra điều này giảm đáng kể. Lớp keo này cũng tạo thêm độ bền cho sản phẩm và làm cho sản phẩm trở nên chắc chắn hơn.

- Khả năng tái chế của veneer gỗ của veneer gỗ là điều mà rất nhiều người hướng tới trong thời đại ngày nay. Xây dựng bằng các sản phẩm gỗ có tác động ít nhất đến tổng năng lượng và ô nhiễm, đây là một lợi ích lớn cho môi trường.

- Tính bền vững là một ưu điểm lớn của các sản phẩm gỗ veneer là có thể giúp kéo dài thời gian sử dụng của một miếng ván ép và cho phép nó bao phủ một diện tích lớn hơn nhiều so với khả năng có thể. Và cuối cùng, chúng là một sản phẩm không độc hại.

1.2 Ứng dụng phủ bề mặt của Veneer theo từng loại cốt gỗ

Không phải với cốt gỗ nào chất liệu phủ bề mặt Veneer cũng có thể kết hợp được. Gia chủ và các KTS cần cân nhắc các yếu tố như độ nhẵn bề mặt của lõi, quy trình dán phủ bề mặt, mức tương thích về giá,… Trong đó, các cốt gỗ phổ biến và phù hợp với chất liệu phủ bề mặt Veneer là MDF, HDF và nhựa PVC.

veneer-la-gi-1

- Gỗ MDF phủ Veneer

Có nhiều loại gỗ MDF như loại lõi xanh chống ẩm và loại lõi vàng thường gặp, tuy nhiên để ứng dụng trong lĩnh vực nội thất bạn nên lựa chọn loại gỗ công nghiệp lõi xanh chống ẩm. 

Tấm phủ Veneer sau khi được xử lý có sự tương thích, dễ dàng thi công trên cốt gỗ MDF, thành phẩm có giá phải chăng, có khả năng chống co ngót, cong vênh, loại bỏ những tác nhân gây mối mọt. Những sản phẩm nội thất sử dụng veneer cốt gỗ công nghiệp này rất phổ biến trong. Đặc biệt trong các công trình nội thất theo các phong cách hiện đại có kiểu dáng đơn giản, bề mặt phẳng nhẵn như bàn học, bàn làm việc, tủ bếp, tủ quần áo…..

noi-that-nha-pho-22
Mẫu tủ bếp Veneer gỗ Óc hình chữ I đẹp sang trọng

- Gỗ HDF phủ Veneer

HDF (High Density Fiberboard) là một loại ván gỗ công nghiệp được tạo nên từ bột gỗ của các loại cây tự nhiên ngắn ngày, trộn với keo và các chất phụ gia công nghiệp, được ép thành ván dưới lực ép có áp suất cao. Bởi vậy, gỗ HDF có độ cứng và độ bền cơ lý rất cao. Cốt gỗ HDF hiện nay có hai loại: HDF siêu chống ẩm (màu vàng nhạt) và Black HDF siêu chống ẩm (màu đen).

Khi kết hợp với Veneer, gỗ HDF trở thành nguyên vật liệu có kiểu dáng đẹp, vân màu phong phú, có ưu điểm độ bền cao, chống mối mọt, chống ẩm. Bên cạnh đó, trọng lượng gỗ thấp thích hợp làm vách ngăn phòng, cánh cửa, tủ bếp,… giúp tránh được tình trạng bị bung bản lề hay xuống cấp trong quá trình sử dụng. Giá thành tuy cao hơn so với gỗ công nghiệp khác nhưng rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.

anh-an-632-8
Thành phẩm đồ nội thất sử dụng chất liệu Veneer vô cùng bắt mắt và sang trọng

- Nhựa PVC phủ Veneer

Nhựa PVC - tấm nhựa đặc đang dần phổ biến hiện nay cho nội thất và ngoại thất, độ bền tương đối cao, chống nước 100% và không dẫn cháy nên vô cùng an toàn khi sử dụng. Lớp phủ Veneer có vân gỗ, màu sắc đa dạng, thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nên gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Với cốt bằng chất liệu nhựa đặc rất phù hợp với những đồ nội thất, đặc biệt là các sản phẩm tủ bếp hay những đồ nội thất yêu cầu cao về cả độ thẩm mỹ và khả năng chịu lực.

Tu-bep-Acrylic-AC62-2
Mẫu thiết kế tủ bếp Veneer gỗ Sồi với 2 dãy tủ song song

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (483 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!