Nên chọn tủ bếp gỗ ghép thanh xoan đào hay tủ bếp gỗ rời?

Giờ đây tủ bếp không chỉ có giá trị sử dụng mà còn thể hiện cả phong cách chủ nhân, góp phần làm tăng giá trị căn nhà. Vì lý do trên, không quá khó hiểu khi tủ bếp gỗ được ưa chuộng nhiều đến thế. Dù là nhuộm màu hay giữ màu tự nhiên, tủ gỗ vẫn phù hợp được với hầu hết phong cách trang trí, đồng thời còn mang đến sự sang trọng và ấm áp không thể phủ nhận. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chất liệu cũng như bản chất tủ bếp gỗ, mời bạn cùng tìm hiểu về 2 loại tủ bếp cũng được cân nhắc rất nhiều trong các dự án nhà bếp: Tủ bếp gỗ ghép thanh (đặc biệt là tủ bếp gỗ ghép xoan đào) và tủ bếp gỗ rời.

Gỗ ghép thanh là gì?

Gỗ ghép, hay có tên khác là gỗ ghép thanh được sản xuất từ loại nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đều được trải qua một quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và khá nghiêm ngặt để loại bỏ được các thành tố làm hại đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Hiện nay, khu vực có sản lượng gỗ ghép lớn nhất là ở Châu Âu với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, sau đó là Châu Á và Châu Mỹ. Ngoài ra tại Châu Á thì Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có trình độ ghép gỗ xuất sắc nhất, chỉ cần tạo mộng mà không phải dùng tới keo kết dính.

Gỗ ghép thanh lấy nguyên liệu chính từ những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép công nghiệp (gỗ ghép thanh).

Các loại gỗ có thể tạo nên gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ.

Những thanh gỗ nhỏ như gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ trẩu thường được ghép lại với nhau thành tấm. Thường thì gỗ ghép có độ dày là 12mm hoặc 18mm. Ngoài ra để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

truong-thang-chon-tu-bep-go-ghep-thanh-xoan-dao-hay-tu-bep-go-roi
Gỗ ghép thanh lấy nguyên liệu chính từ những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép công nghiệp (gỗ ghép thanh).

Gỗ ghép thanh xoan đào là gì?

Gỗ ghép xoan đào là loại gỗ được ghép bởi các tấm gỗ xoan đào. Ván gỗ tạo rãnh theo hình chữ U hoặc chữ G ở một mặt và một hình đối với mẫu đó ở đầu còn lại. Các ván gỗ có thể được kết nối với nhau bởi keo hoặc các mấu nối chắc chắn.

Gỗ ghép xoan đào có thể được chia làm 2 loại:

  • Gỗ xoan đào ghép bởi tất cả các tấm xoan đào
  • Gỗ tự nhiên khác được ghép với nhau và bên ngoài được phủ một lớp gỗ xoan đào.

Trong đó, cách làm thứ hai, tủ bếp gỗ ghép thanh và phủ gỗ xoan đào là cách làm của các sản phẩm nội thất hiện đại. Đây là phương pháp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cao mà chất lượng gỗ cũng rất bền. Đây là cách làm được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

truong-thang-nen-chon-tu-bep-go-ghep-thanh-xoan-dao-hay-tu-bep-go-roi-2
Gỗ ghép xoan đào là loại gỗ được ghép bởi các tấm gỗ xoan đào.

Ưu điểm của gỗ ghép thanh xoan đào:

  • Gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, bề mặt đã được xử lý tốt nên có độ bền màu cao, có khả năng chịu xước và chịu va đập tốt.
  • Không bị mối mọt, cong vênh như nhiều loại gỗ khác
  • Giá thành của gỗ tự nhiên ghép thanh thấp hơn gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.
  • Độ bền của loại gỗ này không hề thua kém độ bền của gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như các đơn vị sản xuất sử dụng các loại keo dán đảm bảo chất lượng.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ ghép thanh công nghiệp này là trong cùng một tấm gỗ thì sự đồng đều về màu sắc và đường vân không cao.
  • Vật liệu không kiểm soát được lấy từ rừng trồng nên có thể ảnh hưởng đến vấn đề cạn kiệt của gỗ tự nhiên.

Những ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ rời

Tủ bếp rời được sản xuất với nhiều mục đích khác nhau, phù hợp với không gian sống hiện đại: Với những căn nhà có diện tích hẹp không có chỗ cho những mẫu tủ bếp cồng kềnh như tủ bếp chữ L, chữ I, chữ U hay quầy bar. Khi đó, tủ bếp rời sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi gia đình.

Ưu điểm:

  • Tủ bếp rời là sản phẩm đa năng: Tủ nhỏ gọn được lắp bánh xe nên có thể di chuyển đến bất cứ nơi đâu bạn muốn, thay đổi phòng bếp theo sở thích, nhu cầu hoặc phục vụ cho các bữa ăn ngoài trời. Sau khi sử dụng, bạn có thể đẩy vào gầm tủ để tiết kiệm không gian mà không ảnh hưởng đến nội thất trong căn nhà.
  • Tủ bếp rời có nhiều công năng, có thể dùng để đựng các đồ đạc như nồi, xoong, chảo, bát, đĩa, gia vị, … với nhiều hộp đựng khác nhau. Cũng có thể là nơi để chế biến các món ăn cho gia đình hoặc làm bàn ăn tiện lợi.
  • Tủ đa dạng về mẫu mã, kích thước, kiểu dáng, màu sắc giúp mỗi người dễ dàng lựa chọn theo nội thất căn phòng và phong cách của chủ sở hữu.
  • Giá thành của tủ bếp rời khá hợp lý, tùy thuộc vào sản phẩm, chất liệu và địa chỉ bán. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu đơn vị uy tín khi muốn sở hữu tủ bếp rời.
truong-thang-nen-chon-tu-bep-go-ghep-thanh-xoan-dao-hay-tu-bep-go-roi-3
Tủ bếp rời sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp.

Nhược điểm:

  • So với các loại tủ bếp thông thường, tủ bếp rời thường có tuổi thọ không cao. Do được làm từ gỗ công nghiệp có tính hút nước mạnh, khi gặp nước các liên keo trong gỗ bị bung ra dễ làm hỏng cấu trúc gỗ, gặp nắng dễ bị cong vênh, rời rạc, phai màu của gỗ.
  • Tủ không chế tạo được các chi tiết phức tạp: Một số tủ bếp được làm từ gỗ tự nhiên bằng khối có được điêu khắc bắt mắt, hoa văn chi tiết, ngược lại tủ rời không có khả năng gia công tỉ mỉ.
  • Không chắc chắn: Tủ bếp rời linh động nên nó cũng không chắc chắn, dễ bị mục, gãy nếu gặp tác động mạnh.
  • Tính thẩm mỹ không cao nên không mang lại vẻ đẹp toàn diện về nội thất, không gian lưu trữ hẹp và không tạo được sự ấm cúng trong gia đình.
  • Đối với các ngôi nhà chung cư, nhà nhỏ tủ bếp rời rất được ưa chuộng. Ngược lại, với những ngôi nhà cao cấp, rộng rãi hoặc biệt thự cao cấp nó không được sử dụng nhiều.

Như vậy dù là tủ bếp gỗ ghép thanh xoan đào hay tủ bếp gỗ rời đều có những nhược điểm, hạn chế nhất định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (242 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!